Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 14/05/2020 21:39 (GMT+7)

Chế tạo thành công chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động

Thầy trò Trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã chế tạo thành công chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động với lập trình lời nhắc nhở học sinh rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang trước khi ra, vào trường học. 

Máy rửa tay tự động

Cấu tạo của máy rửa tay sát khuẩn tự động gồm 4 hệ thống chính là vỏ hộp bảo vệ được làm bằng nhựa, kích thước 235x178x120mm. Mặt trước trang trí và dán hướng dẫn sử dụng, đèn led 2 màu báo hiệu lượng dung dịch trong hộp chứa và loa thông báo. Mặt bên dưới là cảm biến xác nhận tay người, mặt bên hông phải có gắn cảm biến nhận diện sự xuất hiện của người để phát ra thông báo  “Đề nghị dừng lại rửa tay khi vào trường!” hay  “Đề nghị đeo khẩu trang khi ra khỏi trường!”. Hệ thống chứa và bơm dung dịch sát khuẩn làm bằng ống nhựa PVC, chứa được khoảng 800ml. Khi dung dịch sát khuẩn trong bình chứa hết, đèn led báo hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

Theo lập trình, các cảm biến nhận dạng con người khi đi qua cổng chính vào trường cách khoảng 1 m, thì báo hiệu âm thanh reo lên cùng với lời nhắn được lập trình: “Đề nghị các em học sinh dừng lại và rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường học”. Tiếp đó là một cảm biến nhận dạng hai bàn tay người khi đưa vào chiếc máy, ngay lập tức chiếc máy tự động nhỏ vừa đủ những giọt dung dịch sát khuẩn xuống lòng bàn tay để thực hiện theo quy trình sát khuẩn. Khi tan học, thầy cô giáo và học sinh sẽ nhận được lời nhắc nhở: “Đề nghị dừng lại rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi ra khỏi cơ quan”.

Thầy Trần Việt Quốc, Hiệu trưởng THPT Trường Chinh phấn khởi cho biết: “Tiếng nói đó phát ra từ chiếc máy rửa tay tự động do thầy giáo phụ trách môn Vật lý Nguyễn Trần Thái Vũ và 2 em Võ Thanh Minh Nhật (học lớp 11C5), Nguyễn Trần Nguyệt Hà (học sinh lớp 10C4) chế tạo”. Thầy Vũ và hai em Nhật, Hà có chung niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo về máy móc, kỹ thuật điện tử. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là động lực để họ nghiên cứu rồi tiến hành chế tạo thành công hai chiếc máy rửa tay và robot phun thuốc sát khuẩn. Các sản phẩm chính thức hoàn thiện mới được hơn tuần nay và đưa vào sử dụng thử tại trường khá ổn định”.

Thầy giáo Nguyễn Trần Thái Vũ tâm sự, chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động được nghiên cứu và chế tạo trong 15 ngày, chi phí hơn 1 triệu đồng. Robot phun thuốc khử khuẩn điều khiển từ xa bằng remote có những chi tiết kỹ thuật phức tạp hơn, nên chế tạo hoàn thiện trong 21 ngày với chi phí hơn 2 triệu đồng. Tất cả các linh kiện nhờ một học sinh cũ của trường đang học đại học tại TP Hồ Chí Minh tìm mua và gửi về.

Em Võ Thanh Minh Nhật chia sẻ, trong thời gian khoảng 2 tuần, thầy Vũ cùng chúng em đã chế tạo thành công chiếc máy này. Khi ứng dụng vào thực tế thì rất khả thi, người dùng chỉ cần đưa tay vào vị trí theo hướng dẫn là dung dịch sát khuẩn sẽ nhỏ ra một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay mà không cần ấn nút hay chạm vào bất kỳ bộ phận nào trên thân máy, nhằm tránh tối đa tiếp xúc, hạn chế sự lây lan của virus.

Nhiều học sinh tham gia trong quá trình thử nghiệm máy rửa tay sát khuẩn tự động rất phấn khởi khi đưa vào sử dụng. Em Nguyễn Trần Nguyệt Hà thì vui vẻ nói: “Khi trường em đưa máy rửa tay sát khuẩn tự động vào hoạt động, học sinh chúng em rất yên tâm, bởi việc sát khuẩn vệ sinh được đưa vào nề nếp sẽ góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong trường học”.

Nhiều năm qua, Trường THPT Trường Chinh sáng chế nhiều sản phẩm như: “Máy bơm nước thủy lực”; “Hệ thống bảo vệ và chăm sóc vườn nho thông minh”; “Nhà thông minh”… tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, quốc gia đều đạt giải cao. Đặc biệt, trong năm học 2018-2019, sản phẩm “Máy thu gom nông sản tự động trên sân phơi”, đạt giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, khu vực phía nam.

Bài: HT

Xem Thêm

Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.
Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn
Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Hơn 100 nhà khoa học cùng giải bài toán ô nhiễm tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và triển khai cam kết “Giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Theo chương trình hành động số 287-CTr/ĐĐLHHVN, ngày 28/03/2024; thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.