Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 09/04/2011 18:33 (GMT+7)

Tiết kiệm điện từ… nắng để bảo đảm an ninh năng lượng

Hiện tại EVN đang chỉ đạo việc chuyển điện từ Nam ra Bắc để bổ sung nguồn điện cho khu vực phía Bắc, nhằm bảo đảm cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Trước tình hình thiếu điện một cách trầm trọng như hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị phân phối điện (các sở địa phương) đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm ổn định an ninh năng lượng, bảo đảm sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong đó, sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm là giải pháp được đặc biệt coi trọng.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương và các địa phương đã thành lập các ban chỉ đạo nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp do tiềm năng tiết kiệm điện ở nước ta là rất lớn (từ 20% đến 30%). Để thực hiện tốt mục tiêu này cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành với ngành điện để có các chế tài đủ mạnh, tạo động lực tiết kiệm điện trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có phụ tải tiêu thụ điện năng lớn. Việc đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm toán năng lượng nhằm đưa ra phương án sản xuất (giờ sản xuất, đổi mới thiết bị có công nghệ tiết kiệm năng lượng) hợp lý là rất cần thiết.

Tiết kiệm điện trở thành nhu cầu, một vấn đề mang tính quốc gia, đòi hỏi các cấp, các ngành và mỗi người hãy nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Ngay từ bây giờ, mỗi người hãy hưởng ứng chương trình mục tiêu này từ những việc làm nhỏ nhất hàng ngày, ngay tại cơ quan mình, ngay tại nhà mình bằng cách sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng do Việt Nam thiết kế có thể tận thu được ánh nắng mặt trời để đun nước nóng lên tới 70 – 80%. Nước nóng này có thể dùng để tắm, hoặc để nấu nướng. Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã cho ra đời sản phẩm bếp đun bằng năng lượng mặt trời dùng để đun nước, nấu cơm, xào nấu thức ăn. Bếp hình hộp hoạt động theo nguyên lý hướng các tia nắng mặt trời vào trung tâm của một cái chậu nhôm. Đặt nồi vào trong chậu nhôm. Đậy một tấm kính lên miệng chậu có gắn tấm phản chiếu ở phía sau. Nhiệt độ sẽ tăng dần lên đến 120 – 140 độ C để đun chín thức ăn. Bếp hình parabol, gồm một chảo parabol nhằm tập trung tia nắng mặt trời tại một điểm để đun nấu… Bếp hình hộp có giá 850.000 đ/chiếc, bếp hình parabol có mức giá cao hơn khoảng 1,5 – 1,6 triệu đồng/chiếc. Theo đánh giá, mỗi tháng 1 chiếc bếp sẽ tiết kiệm khoảng 100.000 đ tiền chất đốt. Đối với các hộ gia đình buôn bán nhỏ, họ có thể tiết kiệm được khoảng 200.000 – 300.000 đ/tháng…

Nhóm pin mặt trời cũng khá phổ biến như đèn led tiết kiệm điện, đèn đọc sách, thậm chí giờ còn có cả thiết bị chống trộm, thiết bị đuổi muỗi… sử dụng pin mặt trời. Chỉ cần mang bộ sạc ra chỗ ánh sáng mặt trời bộ sạc sẽ tự động thu ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hoàng Dương Hùng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng thừa nhận, việc ứng dụng thiết bị thu năng lượng mặt trời khó có thể được nhân rộng bởi vẫn còn không ít hạn chế, bếp chỉ hoạt động được vào ngày có nắng còn ngày mưa thì coi như “đắp chiếu” và vào ban ngày, khi ánh mặt trời bắt đầu lặn thì bếp đun cũng ngừng hoạt động, thời gian nấu cũng lâu hơn, hình thức bếp cồng kềnh không tiện lợi bằng bếp gas hay bếp điện.

Sử dụng năng lượng tái tạo, thường có chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng tiết kiệm trong quá trình sử dụng lại cao.Tuy vậy, không thể đòi hỏi nó sẽ tiết kiệm và tiện lợi hơn so với điện truyền thống, nó chỉ là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho gia đình trong mùa điện khan hiếm và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Xem Thêm

Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.
Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn
Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Hơn 100 nhà khoa học cùng giải bài toán ô nhiễm tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và triển khai cam kết “Giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.