Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/04/2009 00:20 (GMT+7)

Phương pháp trị một số bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

Trái bị sượng:Do trong thời kỳ nuôi trái, lá non và trái cạnh tranh chất dinh dưỡng làm cho trái phát triển kém. Phun định kỳ phân KNO 3(Nitrat Kali), pha 150g/10 lít nước, 10 - 15 ngày/lần, phun liên tục 3 - 4 lần sau khi đậu trái để ức chế sự phát triển của đọt non. Khi bón kali, nên dùng phân K 2SO 4(Sulfat Kali). Có trường hợp sầu riêng bị sượng do dinh dưỡng không cân đối, thiếu canxi (Ca) và magiê (Mg), có thể phun lên lá và bón vào đất các loại phân có canxi và magiê.

Bệnh đốm bồ hóng:Do ký sinh và hoạt sinh trên bề mặt và lớp biểu bì của lá gây nên. Phòng trừ bệnh bằng cách kiểm soát côn trùng, đặc biệt là rệp dính, rệp sáp. Có thể kết hợp các loại thuốc trị nấm với thuốc trị sâu và phun đúng liều lượng. Ngoài ra, trồng cây với khoảng cách thưa, loại bỏ cỏ dại... cũng giúp hạn chế bệnh.

Bệnh mốc hồng:Phát hiện bệnh sớm bằng cách thường xuyên thăm vườn. Nên trồng cây với mật độ thưa, thường xuyên làm cỏ, cắt bỏ cành chết và quét vôi hoặc bôi thuốc có gốc đồng lên vết cắt. Có thể phun các loại thuốc Rovral 50, WP, Anvil theo liều lượng khuyến cáo.

Bệnh thán thư:Phòng trừ bệnh này khi cây còn trong vườn ươm. Thuốc trị bệnh thán thư đã có trên thị trường, nên kết hợp với thuốc trừ sâu. Nếu cây bị suy yếu thì kết hợp bón phân để cây nhanh hồi phục.

Bệnh đốm lá:Phun thuốc gốc Carbendazim, Mancozeb, Propineb.

Bệnh thối gốc chảy mủ:Phải đảm bảo giống, cây con không nhiễm bệnh. Chọn vùng đất cao dễ tiêu thoát nước để trồng sầu riêng. Đất trước khi trồng phải được phơi nắng, sử dụng thuốc trừ nấm đất, khoảng cách cây với cây là 8 - 10m. Sử dụng tổng hợp các loại phân hữu cơ, vi sinh để bón cho cây.

Bệnh đốm rong: Cách phòng trừ tốt nhất là bón phân, tưới nước hợp lý. Tránh thiếu dinh dưỡng và giảm độ ẩm không khí xung quanh tán cây kết hợp phun thuốc phòng bệnh.

Xem Thêm

Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.
Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn
Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Hơn 100 nhà khoa học cùng giải bài toán ô nhiễm tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và triển khai cam kết “Giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.