Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/05/2008 00:17 (GMT+7)

Nhóm - tiniB thuốc trị ung thư ức chế tyrosine kinase

Hoạt động của tyrosine kinase hoặc nằm bên trong tế bào của thụ thể tự gắn phosphat khi được kích hoạt (thụ thể tyrosine kinase nội tại) hoặc bên trong tế bào chất (thụ thể kết nối với tyrosine kinase).

Có rất nhiều protein kinase với nhiều cấu trúc khác nhau, có khả năng ức chế đặc biệt với cấu trúc liên hệ đến yếu tố tăng trưởng nào đó.

Tyrosine kinase giữ vai trò chính yếu trong việc tải nạp tín hiệu bên trong tế bào, hay những dòng thác tín hiệu, dẫn đến việc tăng sinh hay phân hoá tế bào.

Thuốc ức chế tyrosine kinase có tên chung là - tinib, thí dụ:

- Imatinib (Glivec)

- Gefitinib (Iressa) chỉ định trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

- Erlotinib (Tarceva)

- Sintinib (Sutent)

- Lapatinib (Tykerb)

- Dasatinib (Sprycel) chỉ định trị ung thư bạch cầu tuỷ mãn tính

- Nolotinib (Tasigna)

Cũng có những chất ức chế tyrosine kinase không dùng tên –tinib như Zactima, do Astra Zeneca sáng chế, đang ở giai đoạn III của thí nghiệm, để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Ngày 13 - 3 - 2007, FDA chấp thuận lapatinib (Tykerb) cho bệnh nhân ung thư vú tiến triển hay di căn, có HER2 dương tính, dùng chung với capecitabine (Xeloda). Điều trị kết hợp này chỉ định trước đó đã điều trị với các thuốc chữa ung thư khác, gồm anthracyckine, taxane và trastuzmab (Herceptin). Theo hội ung thư Hoa Kỳ, khoảng 180.000 ca bệnh mới ung thư vú phát hiện vào mỗi năm. Khoảng 8.000 đến 10.000 phụ nữ chết vì ung thư vú di căn với HER2 dương tính.

Lapatinib là một phân tử tổng hợp, hoạt động ở dạng uống, ức chế tyrosine kinase liên quan đến đường báo hiệu HER2 và thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR = Epidermal Growth Factor Receptor). Lapatinib làm mất tín hiệu của tế bào u bướu cần thiết để tăng trưởng. Nhưng lapatinib khác những thuốc chữa trị ung thư khác là vào được bên trong tế bào và khoá chức năng của protein HER2. FDA công nhận lapatinib là thuốc điều trị nhắm trúng đíchchống ung thư (targeted anti – cancer treatment) mặc dầu thuốc này bào chế bằng tổng hợp hoá học thay vì sinh học như trastuzumab.

Khoảng 20 đến 25% ung thư vú có mức HER2 cao bất thường và kết quả là bệnh rất xâm lấn. Herceptin(Trastuzumab) khoá hoạt động của thụ thể bằng cách gắn vào thụ thể bên ngoài tế bào. Trái lại, lapatinib gắn vào phần của thụ thể bên trong tế bào.

Kết quả một nghiên cứu lâm sàng đăng trên NEJM, ngày 28 – 12 – 2006, chứng tỏ lapatinib làm chậm tiến trỉnh ung thư. Phụ nữ dùng kết hợp lapatinib với capecitabine (Xeloda) làm chậm thời gian tiến triển bệnh gấp đôi so với dùng capecitabine một mình (36,9 tuần so với 19,7 tuần).

Tác dụng phụ thường gặp ở lapatinib là rối loạn tiêu hoá, nhất là tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, ói mửa và ngứa. Một phần nhỏ người tham dự giảm chức năng tim với đặc điểm thở dốc. Tình trạng này thường giảm nhanh sau khi ngưng thuốc.

Lapatinib do Glaxo SmithKline phân phối dưới dạng thuốc viên 250mg. Mỗi ngày bác sĩ cho bệnh nhân uống 1.250 mg một lần trong 21 ngày và kết hợp với capecitabine (Xeloda) từ ngày 1 đến 14 trong chu kỳ 21 ngày.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.