Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/03/2007 22:42 (GMT+7)

Ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ toàn cầu

Cho đến nay Liên hiệp quốc vẫn thống nhất quy định 6 ngôn ngữ quốc tế chính thức là: Anh, Trung, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Ả Rập. Cả 6 ngôn ngữ quốc tế này đều có vị trí và giá trị pháp lý quốc tế như nhau trong mọi giao dịch tại Liên hiệp quốc cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng tuỳ nơi, tuỳ lúc mà mỗi ngôn ngữ có vị trí riêng của mình. Nhìn chung, tiếng Anh - Mĩ được dùng phổ biế hơn cả, nhưng không phải vì thế mà nó trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Còn ý đồ toàn cầu hoá tiếng Mĩ chỉ là mục đích riêng của chủ nghĩa đế quốc Mĩ muốn biến nó thành công cụ mạnh mẽ để phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế mà Mĩ đóng vai trò lũng đoạn. Nhu cầu có một ngôn ngữ toàn cầu hiện nay là một nhu cầu giả tạo do Mĩ áp đặt nhằm đẩy nhanh quá trình đơn cực hoá vị thế siêu cường Hoa Kì, nên gặp phải phản ứng gay gắt trên thế giới. Có nước đồng minh lâu đời của Anh, Mĩ như Pháp đã ra lệnh cấm sử dụng bừa bãi tiếng Anh. Rõ ràng đây không phải chỉ là hệ luỵ của tiếng Anh thực dân cũ vẫn tồn tại đến ngày nay như chính các học giả Anh - Mĩ thừa nhận, mà là hệ quả tất yêu của chính sách thực dân mới Hoa Kì đang quyết tâm bằng mọi thủ đoạn để chiếm địa vị bá quyền trên thế giới. Thứ tiếng Mĩ ấy không nhằm phục vụ lợi ích chung của mọi quốc gia, dân tộc, vì thế giai đoạn lịch sử của thế giới hiện nay nó không phải và cũng không thể trở thành ngôn ngữ toàn cầu được, cho dù nó là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng hơn những ngôn ngữ khác. Theo cách hiểu đơn giản như vậy, một số người ngộ nhận rằng tiếng Anh có đủ điều kiện và chắc chắn đóng vai trò như một ngôn ngữ toàn cầu. Trên thực tế không phải như người ta nghĩ, vì chỉ cần tính số người sử dụng nó như một ngôn ngữ bắt buộc chính thức ở cấp quốc gia (tức như một quốc ngữ hoặc ngôn ngữ hành chính quốc gia) thì tiếng Trung Quốc đã bỏ xa tiếng Anh - Mĩ: 1.300 triệu người Trung Quốc trên khắp thế giới so với 572 triệu người nói tiếng Anh - Mĩ trên toàn cầu ( theo David Crystal, English as a global languege, Cambridge Uversity Press,1997, tr 57-60). Còn trong tương lai gần với đà phát triển vượt bậc về kinh tế và khoa học công nghệ hiện nay tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ quốc tế có ảnh hưởng không kém gì tiếng Anh - Mĩ, còn xa hơn nữa thì chưa biết thế nào.

Song một ngôn ngữ toàn cầu với tư cách là một công cụ giao tiếp toàn năng trung tính, bình đẳng, mang lại lợi ích như nhau cho mọi người trên toàn thế giớichắc chắn sẽ ra đời và chỉ ra đời khi xuất hiệ các tiêu đề chủ yếu sau đây:

1. Chế độ chính trị-xã hội của các nước tương đối đồng nhất, không có đối kháng, không có nước mạnh bắt nạt nước yếu, không có lật đổ và khủng bố trên toàn cầu như hiện nay. Nếu không thế thì ngôn ngữ quốc tế nào cũng chỉ là công cụ phục vụ chủ yếu cho lợi ích của dân tộc sản sinh ra nó.

2. Chế độ và trình độ kinh tế của các nước ttương đối đồng nhất và đồng đều, không có cảnh nước giàu đi bóc lột các nước khác khiến họ nghèo hơn như hiện nay mà Liên hiệp quốc đã nhiều lần lên tiếng phê phán. Đây chính là hệ quả của chủ nghĩa thực dân mới đi liền với tiếng Anh - Mĩ: Chính một số nước Châu phi lấy tiếng Anh - Mĩ làm ngôn ngữ chính thức lại là những nước bị bóc lột thậm tệ nhất và tụt hậu càng xa so với các nước phát triển trong khối công đồng Anh.

3. Trình độ văn hoá, khoa học, công nghê, tương đối thống nhẩt trong sự đa dạng theo đặc điểm của từng dân tộc, khu vực, chứ không có tính áp đặt một kiểu, một chiều các giá trị văn hóa, khoa học như hiện nay từ phía các cường quốc phát triển, trước hết là Mĩ, thông qua tiếng Anh - Mĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, nhất là internet.

4. Ý thức tâm lí dân tộc và tôn giáo hoà đồng với tư tưởng quốc tế bình đẳng, hữu nghị, chứ không kì thị, đố kị như hiện nay giữa người Mĩ và cả thế giới còn lại.

Những điều kiện tiên quyết để ra đời một ngôn ngữ toàn cầu như vậy chưa xuất hiện trên toàn thế giới, nên tiếng Mĩ dù có được nhiều người dùng hơn cả thì cũng vẫn chỉ là công cụ phục cụ trước hết cho lợi ích riêng của người Mĩ và những tầng lớp ăn theo nó giống như dưới thời thực dân cũ của Anh trước đây (ngày nay người ta ngại gọi thẳng cái tên chủ nghĩa thực dân, đế quốc Mĩ chỉ vì các lí do tế nhị nào đó chứ bản chất của đế quốc, thực dân cả cũ và mới của Mĩ vận thể hiện đầy đủ các tính chất tàn bạo, xảo trá, tinh vi của nó qua cuộc xâm lược Việt Nam trước đây và cuộc chiếm đóng I-rắc hiện nay, cùng chính sách cái gậy với củ cà rốt đối với các nước thế giới thứ ba khác). Là những nhà khoa học ta cần thẳng thắn nói đúng bản chất của sự việc, như chính các học giả Anh - Mĩ đã nói về tiếng Anh thực dân cũ.

Xem Thêm

Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.
Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn
Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Hơn 100 nhà khoa học cùng giải bài toán ô nhiễm tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và triển khai cam kết “Giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.