Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/02/2007 23:55 (GMT+7)

Nghe nhạc cho ... khoẻ

Tại Bệnh viện Ohio (Mỹ), bệnh nhân khi nghe nhạc của Vivaldi (một nhà soạn nhạc người Ý) thì khả năng chịu đựng cuộc mổ tốt hơn. Sau đó, ở thời kỳ hậu phẫu, nghe nhạc sẽ giúp họ chịu đựng cơn đau tốt hơn, ít phải dùng đến thuốc giảm đau và an thần. Còn các phẫu thuật viên - khi nghe nhạc của Bach hoặc Mozart - sẽ mổ nhanh hơn, ít sai sót hơn, đường khâu sẽ ... đẹp hơn. Cũng tại bệnh viện trên đây, các chuyên gia nhận thấy âm nhạc giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm đáng kể những biến chứng phức tạp của bệnh, rút ngắn thời gian nằm viện.

Trong lĩnh vực bệnh nội khoa, tại một bệnh viện ở California, một nghiên cứu khác tiến hành trên những bệnh nhân bị nhức nửa đầu cho thấy bệnh nhân được nghe nhạc (cùng với việc dùng thuốc) sẽ giảm tần suất và thời gian các cơn đau đầu so với nhóm bệnh nhân có dùng thêm các biện pháp thư giãn và nhóm dùng thuốc đơn thuần.

Đối với trẻ sơ sinh đẻ non, âm nhạc giúp tăng cân nhanh hơn và khoẻ hơn những bé đối chứng.

Âm nhạc tác động như thế nào?

* Âm nhạc giúp hạ huyết áp, giúp hô hấp tốt hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, qua đó làm giảm stress và tăng tiết chất endorphin (một loại morphin nội sinh do cơ thể tự sản xuất) và chất S-IgA (Globulin miễn dịch A ở nước miếng) giúp mau lành bệnh, làm chậm nhịp thở. Qua đó, nó cải thiện thành tích thể thao, cải thiện vận động ở những bệnh nhân đột quỵ hoặc những bệnh nhân bị Parkinson.

* Các nhà nghiên cứu cho rằng cả hai bán cầu não đều tham gia vào việc tiếp nhận âm nhạc. Khả năng thích ứng với âm nhạc của hệ thần kinh rất lớn, vượt lên cả sự tổn hại củamột trong hai hoặc cả hai bán cầu não.

* Những nghiên cứu gần đây cho biết thể loại nhạc hoặc sự yêu thích cá nhân không quan trọng bằng chính tiết tấu, giai điệucủa bản nhạc. Ngoài ra, mỗi hoàn cảnh cụ thể chỉ thích hợp với một loại nhạc nhẹ, có người khi cảm thấy đầu óc quá nặng nề, không thể suy nghĩ được gì thêm, hiệu năng làm việc sút giảm liền vào phòng riêng và mở nhạc rock thật lớn. Theo họ giải thích, điều này sẽ giúp họ hưng phấn hơn, cỗ máy trí óc sẽ được “bôi trơn” tốt hơn.

* Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy thời gian nghỉ ngắn giữa bản nhạc (nhạc gian tấu) có tác dụng trẫn tĩnh tốt hơn. Các chuyên gia giả thích rằng có thể do họ học được cách phối hợp nhịp thở với các khúc nhạc. Từ đó, họ đã đưa ra giả thuyết về tác động tốt của âm nhạc lên sức khoẻ là tạo ra được sự thay đổi có kiểm soátgiữa hưng phấn và ức chế.

Nhận thức theo đông y học

Y thư từ ngàn xưa còn để lại cho thấy cổ nhân đã biết sử dụng đến sức mạnh của âm nhạc trong cuộc sống, trong thời bình và cả thời chiến. Thời Hán Sở tranh hùng, mấy vạn chiến binh thiện chiến của Tây Sở Bá vương Hạng Võ đã xép giáo tan hàng chỉ sau một đêm được nghe khúc nhạc tiêu réo rắt của Trương Lương nói về nỗi nhớ quê nhà và người thân ở hậu phương.

Sách Hoàng đế Nội kinh, bộ y được thư cổ đại của y học Trung Quốc cũng đã bàn đến tính chấtcủa âm nhạc theo phạm trù nhân thân khí hoá, tức là phân tích âm thanh theo lý luận ngũ hành và tạng tượng. Theo sách này, mỗi loại thanhâmđều có quan hệ nhất định tới một tạng phủ trong cơ thể ứng theo luật ngũ hành, có thể khái quát như sau:

* Tạng Can ứng với âm giốc(Mộc nhạc): có tính cách huyền ảo, âm điệu vời vợi, vô thường, âm hương mênh mang, da diết.

* Tạng Tâm ứng với âm chuỷ(Hoả nhạc): có âm ngôn khoẻ khoắn, vui tươi, âm điệu sống động.

* Tạng Tỳ ứng với âm thương(Thổ nhạc): có âm điệu hồn nhiên, vô tư, ồn ào, mang âm hưởng lạc quan, tươi tắn và tràn đầy hy vọng.

* Tạng Phế ứng với âm thương(Kim nhạc) có âm ngôn tha thiết và bi ai, âm điệu trầm bổng, ngọt ngào, mang âm hưởng thanh thoát, tao nhã.

* Tạng Thận ứng với âm (Thuỷ nhạc) có âm ngôn day dứt, sầu thảm, âm điệu ảm đạm, rền rĩ, mang âm hưởng ủ dột, thê lương, tuyệt vọng.

Thật ra, việc chọn nhạc để nghe cho ... khoẻ không hề đơn giản. Nếu có loại nhạc giúp ta hưng phấn hơn, giảm stress để mang lại sự cân bằng, thư giãn cho tinh thần thì cũng có loại nhạc khi nghe chỉ làm cho thêm suy nhược đem lại cảm giác tuyệt vọng, bế tắc, thậm chí nghe xong không còn muốn ... sống.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới