Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 26/02/2012 01:40 (GMT+7)

GAP – Xu thế chung của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices – GAP): Theo định nghĩa là những nguyên tắc, những thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, sản phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh, đồng thời, sản phẩm phải được bảo đảm an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, đóng gói, bảo quản, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm v.v…

Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu).

Các nước trong khu vực ASEAN đã thực hiện GAP từ việc điều chỉnh tiêu chuẩn EUREPGAP cho phù hợp với tình hình sản xuất của các nước như: Hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF GAP của Singapore…

Lợi ích của việc chứng nhận GAP:

- Tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

- Tăng lợi thế thương hiệu.

- Tăng mối tin cậy của khách hàng.

- Mở rộng được thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

- Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Những thuận lợi khi áp dụng và phát triển GAP tại Việt Nam .

Năm 2006, ASEAN GAP được công bố chính thức. ASEAN GAP là một tiêu chuẩn được phát triển theo hướng dung hòa các tiêu chuẩn GAP của các nước thành viên. ASEAN GAP bao gồm 4 tiêu chí: An toàn sản phẩm, Quản lý môi trường, An toan và sức khỏe của công nhân, Chất lượng sản phẩm. Nó cung cấp những khung “cần làm những gì” để đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ASEAN GAP được sử dụng cho tất cả những hệ thống sản xuất không bao gồm những tiêu chuẩn để chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Vì vậy, Việt Nam đã xây dựng riêng cho mình chu trình sản xuất tốt – VietGAP.

Sau khi gia nhập WTO, sức ép của thị trường trong nước và thị trường nhập khẩu, nông dân Việt Nam buộc pải học hỏi để có kiến thức, từ đó thay đổi kỹ thuật và thói quen làm việc, áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những khó khăn khi áp dụng GAP tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay chưa hoàn thiện bộ VietGAP riêng cho mình nên khó có thể phổ biến những quy trình theo một khung tới người dân. Do đó, các mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Hiện tại, bộ VietGAP chỉ là những khung quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý. Bởi vì chưa có bộ VietGAP nên đó cũng là một bất lợi của Việt Namlà không có hàng rào kỹ thuật để xem xét các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu của Việt Nam .

Việt Nam có hàng trăm ngàn nông dân sản xuất giỏi trên một, hai công đất của mình nhưng rất ít người có vài trăm mẫu đất nên điều này cũng gây khó khăn khi triển khai GAP vì sản xuất vẫn còn manh mún, khó sản xuất tập trung nên không thể tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn có chất lượng đồng đều, kể cả khi áp dụng GAP.

Tập quán sản xuất của nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do Việt Nam là một nước nông nghiệp. Họ có thể nhận biết tốt sâu bệnh, có khả năng phòng trừ nhưng ít nhà nông nào biết hoặc có biết cũng ít nghiêm chỉnh tuân theo chu trình nông nghiệp an toàn GAP.

Thực hiện theo tiêu chuẩn GAP có khó không?

Việc thực hiện theo tiêu chuẩn GAP không khó, đó là công việc của những người nông dân vẫn thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, vấn đề khó ở đây là làm sao thay đổi được tập quán sản xuất và người nông dân phải có ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm của mình theo hướng an toàn cho người sử dụng và quan tâm đến môi trường.

Việc lựa chọn sản phẩm để thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nên tập trung vào những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt hoặc đang có thị trường; có diện tích sản xuất lớn và tập trung; các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới