Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2013 21:07 (GMT+7)

Đưa nôi trẻ - thói quen cần loại bỏ

Nguy hiểm nhất là rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng vì cổ bé yếu, dễ di chuyển theo hướng trước sau.

Thường là vô ý: lắc nôi, đưa võng để ru cho trẻ ngủ. Hầu hết là khi trẻ khóc quá, mẹ hoặc người giữ trẻ nóng ruột, hoặc bực bội, mất kiểm soát nên cố ru, cố lắc mạnh để làm cho trẻ nín; cưng nựng bé nên nhồi  xốc bé, bồng bé đưa lên đưa xuống nhanh; ẵm bé đưa lên cao làm máy bay; trẻ chạy xe tập đi quá nhanh đụng mạnh vào tường gây chấn động ở não...

Khi rung lắc tác động đến não, trẻ bị kích thích, bứt rứt, quấy khóc, đờ đẫn, lơ mơ, ngủ mê, trương lực cơ giảm; da xanh tái, nhất là ở vùng trán; ăn khó, ngừng thở hoặc co giật. Chấn thương ở cổ: sưng, phù nề, cứng cổ, ngoẹo cổ về một bên, đầu khó quay qua quay lại.

Khó nhận thấy các triệu chứng bằng mắt thường, trong khi đó, chấn thương trực tiếp và chấn thương xoay tăng tốc làm đứt, rách mạch máu, nhất là tĩnh mạch gây xuất huyết dưới màng nhện, xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết trong nhu mô não hoặc giập não, phù não... Mắt bị xuất huyết nhãn cầu, xuất huyết võng mạc, phù gai thị hậu quả làm giảm thị lực, mù… Ngoài ra còn có chấn thương khác: cổ, cột sống, xương sườn.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện do rung lắc, hãy gọi xe cấp cứu. Chú ý, đừng vận chuyển bằng xe thông thường, đừng bế xốc trẻ lên, không cố lắc để làm cho trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn, bú. Nếu trẻ ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Nếu chấn thương cổ, tránh xoay trẻ, cố định cổ. Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ cần xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở.

Theo BS. Duy Long, muốn đem lại niềm vui, điều tốt nhất cho trẻ, mong các bậc phụ huynh hãy chú ý đừng rung lắc trẻ dù chỉ vài giây, kể cả khi vui đùa hay giận dữ, khi trẻ thức hay khi trẻ ngủ. Khi di chuyển trẻ, hãy cố gắng giữ cổ ở tư thế cố định.

Xem Thêm

Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.
Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn
Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Hơn 100 nhà khoa học cùng giải bài toán ô nhiễm tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và triển khai cam kết “Giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Theo chương trình hành động số 287-CTr/ĐĐLHHVN, ngày 28/03/2024; thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.