Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2013 22:46 (GMT+7)

Cuộc nổi dậy niệm cuối thế kỷ XIX và tiếng vọng hiện nay ở Trung Quốc

Saukỷnguyên “thịnhthế*(thái bình thịnh vượng), khi bọn “man di” khiếp hãi, còn lũ “bạch địch” chưa dám bén mảng, con bạch tuộc tham nhũng quen thuộc trong lịch sử lại ôm ghì lấy nhà Mãn Thanh, dân tình lại điêu lỉnh, xài xạc. Từ đó đã dẫn tới cuộc khởi nghĩa Bạch Liên giáo (1796-1804), dựng cờ tái lập sự thống trị của người Hán... Nhưng nửa sau thế kỷ XIX mới là trận triều cường của các cuộc nổi dậy của nông dân Trung Quốc, khét tiếng nhất có Thái Bình Thiên quốc (1851-1864).

Hồng TúToàn, người cầm đầu cuộc khỏi nghĩa này, từng nổitiếng vì đã xưnglà em trai của chúaJesuvà đã tìm cách thiết lập những cơ sở ban đầu của “chế độ cộng sản”. Trong cách nóiMarxist,Hồng Tú Toàn đã vận dụng tín điều như công cụ để tập hợp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Đây cũng là nhân vật được nhắc đến trong suốt ba thế kỷ, vì các vĩ nhân như Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, và gần đây là Lý Hồng Chí (lãnh tụ Pháp luân công), và cảOsama bin Laden...đều nhận là hiện thân của Hồng Tú Toàn (2).

Tiếp theo là sáu cuộc khởi nghĩa của phe vô sản trên toàn Trung Quốc tạo nên một đêm trước đầy bạo lực trước Cách mạng Dân chủ Tư sản Tân Hợi, được xem là khá suôn sẻ, trên cái thây mục nát của nhà Thanh. Trong số đó, khởi nghĩa của Nghĩa Hòa đoàn (11/1899-9/1901) ban đầu thì chống, sau thỏa hiệp với nhà Thanh để chống “bạch quỷ” (người phương Tây theo Công giáo). Ba cuộc nữa là các phong trào ly khai của người Hồi (còn gọi là Hồi Hồi), hay cũng gọi là các cuộc nổi dậy Panthay ở Vân Nam (1856-1872), của các tộc người thiểu số theo Hồi giáoba tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ (nay là Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ) những năm 1862-1877.

Nửa cuối thế kỷ XIX, người Hmong cũng nổi loạn lần thứ ba chống nhà Thanh (chưa kể những cuộc chiếnchiến chống các triều đại trước đó), và là cuộc chiến lớn nhất (1854-1873). Nó lôi kéo tới một triệu người tham gia. Cuộc khởi nghĩa này lãnh đạo bởi Trương Tú My (Zhang Xiumei) cho đến khi ông này bị bắt và chếtTràng Sa, Hồ Nam. Sau cuộc dấy loạn này, theo sử gia Trung Quốc, chỉ còn 30 phần trăm dânHmong sống sót (3).

Các cuộc nổi dậy mang tính Hồi giáo ở Trung Hoa nửa cuối thế kỷ XIX là nguồn sử liệu của nhân tố trực tiếp gây bất ổn tại miền tây bắc Trung quốc hiện nay, và chủ yếu mang tính tại chỗ (4). Cuộc khởi nghía của người Hmong phần nào bị quên lãng một cách đáng tiếc, vì nó chính là nguyên nhân người Hmong bắt đầu di cư xuống phía Nam, sang cả Việt Nam (vào cuối thế kỳ XIX), Lào, rồi Chiềng Mai, Thái Lan... Để rồi trong hai cuộc chiến tranh ĐôngDương, người Pháp rồi người Mỹsử dụng họ làm chỗ dựa cho mình.

Cuộc khời nghĩa "quang côn”

Nhưng cuộc khởi nghĩa Niệm (Nien 1851-1868) tại địa bàn rộng lớn các tỉnh nằm ở phía tây bán đảo Hoa Đông có lẽ đạt một độ choáng đáng kể hơn, trên sách báo ngoài Trung Quốc khoảng hai thập kỷ nay, khi bàn đến an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và trên toàn cầu nói chung. Trongsuốtba mươi năm từ giữa thế kỷ XIX, khoảng 10 vạn guang gun thuộc Niệm quân đã hoành hành trên một ðịa bàn rộng quanh tỉnh Hồ Bắc. Dù cuộcnổi dậy nàybị dập tắt, sử gia cho rằng nó là một trong những yếu tố căn bản dẩn đến sự sụp đổ của triều đình Mãn Thanh về sau (8).

Vào những năm 1851, nước sông Hoàng Hà dâng cao, gây ngập hàngngàn mẫu ruộng, dânchúng vô cùng đói khổ, nhưng nhà Mãn Thanh, quá bận rộn về các vấn đề “nội thương, ngoại cảm”, đã không chữa đê điều, dẫn tới một trận lụt dữ dội nữa, năm 1855.

Tại vùng Hoài Bắc nghèo đói, sau một thời kỳ dài mất mùa nông đã bắt đầu phải sát hại con cái minh, thường là con gái, với tý lệ khoảng 1/4 hoặc 1/5. Con trai được hy vọng sẽ đem lại thu nhập nhiều hơn cho gia đình khi chúng khôn lớn.

Trên thực tế, những thanh niên quẫn bách này đã biến thành giặc cướp. Đầu tiên họ buôn lậu muối, nhưng tiến lên tập hợp lực lượng nhằm lật đổ nhà Thanh. Họ khá đông, do có tới 25% đàn ông thời đó không lấy được vợ, những guanggun(quang côn/bare sticks - gậy trơ trụi, ý nói đàn ông độc thân), với lực lượng kị binh khá thiện chiến, đã từng phục kích và diệt đội quân của Seng- gelinquin (6), người gốc Mông cổ, giỏi nhất trong số tướng của nhà Thanh, trong trận Goulawjai (một địa phương thuộc tỉnh Sơn Đông). Cuộc nổi loạn Niệm đã buộc triều đình phải nhập nhiều vũ khí hiện đại hơn, và phải xây dựng quân đội theo kiểu phương Tây, mới dẹp được “loạn guang gun (7).

Di hại của "quang côn" dưới ngòi bút phương Tây

thể hỏi vìđâu ở bản lề của thiên niên kỷ, lại có nhiều đến thế các công trình và bài viết, đả động ở nhiều mức độ, đến cuộcnổi dậy Niệm. Nóicách khác, sao lại có một sự quan tâm đến như thế đến các guangguncủa Đại lục, trong khi nạn thừa đàn ông còn phổ biếncảẤnĐộ và Pakistan?

Có thể nhận thấy thực trạng phân biệt giới, dẫn đến lệch cân bằng giới tính là khá phổ biến ở các nước Á Đông, nơi thực trạng sát hại,bằng nhiều cách các thai nhi là bé gái. Nhưng các bài viết đã đề cập đến chuyện này ở ngoài biên giới Trung Quốc một cách chiếu lệ hơn. Có không sự “bài xích” đốì với Bắc Kinh trong chuyện để dư thừa quá nhiều “gậy gộc” (guanggun)? Jonathan Spence,Giáo sư Sử Đại họcYaletừng cáo buộc phương Tây có xu hướng quan sát Trung Quốc theo lăng kính của mình(?)

Thứ nhất, vể phương diện sinh lý, đúng hơn là bệnh lý,không nên áp dụng các chínhsách như “một gia đình chỉ mộtcon”(từ 1979) ở Trung Quốc. Năm 2005, E. Oster công bố một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của bệnh viêm gan lên mất cân bằng giới tính. Tác giả cho rằng người mang virus viêm gancó xu hướng sinh trai hơn gấp rười so với khả năng sinh con gái. Các dữ liệu về sự phổ biến bệnh này ở châu Á cho hay ở Trung Quốcsốngười bị nhiễm viêm gan B lên tới 10-15% dân số. BàE.Oster đánh giá rằngvirusviêm gan B chịu “trách nhiệm” về tình trạng thừa đàn ông thiếu đàn bà ở Trung Quốc tới mức 75% (25% còn lại là do các nguyên nhân khác). CònẤn Độ,, nó chi bị đổ lỗi ờ mức 20% (8). Đây hẳn là một nguyên nhân vì sao các nhà quan sát luôn quan ngại xu thế thừa đàn ông ờ Trung Quốc hơn là ởẤnĐộ, một nước cùng bị xem là nạn phân biệt đôi xử với nữ giới cực kỳ nặng nề, dẫn tới tình trạng thừa đàn ông đáng báo động.

Thứ hai, về mối tương quangia đình- xãhội. Có hai nhân tốlàm loạn Niệm được liên tưởng mạnh khi Bắc Kinh “gò” xã hội Trung Quốc vào chính sách “một —gia đình chỉ một con”. Đó là sự tàn sát các hài nhi gái (9), và sự cùng quẫn của các thanh niên, đàn ông không xây dựng được gia đình (10).

V.HudsonA.Boer là hai tác giả của cuốn sách nổi tiếng:Nạn Guang gun: nguy cơ từ châu Á(‘Bare Branches*and Danger in Asia, 2004).Hai tác giả này cho rằng nếu quá thừa “quang côn” (guang gun), Trung Quốc có thể tăng cường quân đội và khởi hấn(với ĐàiLoan chăng hạn), một cuộc đụng độ tất đòi hỏi nhiều thương vong, “ngoài việc khơi dậy lòng trung thành hêt mực của các guang gun, những người sẽ rất dễ khích động bởi các chủ điểm như lòng tự hào dân tộc và dũng khĩ bừng bừng, các cuộc xung đột thường là một cơ chế hiệu quả giúp chính quyền cử guang gun ra khỏi các điểm dân cư, để rổi không trở về. Hai vị bác học này vìthếđã được CIA hỏi chuyện, vì những bàn luận về tương lai của guang gun làm các nhà chiến lược phương Tây đã phải giật thột (11).

Rất nhiều bài viết và công trình bằng các thứ tiếng trongkhoảng hai thập kỷ trở lại đây cho rằng về an ninh quốc tế, các nút bấm làm bung ra những chiếc dù “quang côn” cho Đại lục hôm nay là đặc biệt nhạy cảm, đồng thời có thể là dao hai lưỡi.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến một khái niệm thuần túy Trung Quốc: tinh thần Đại Hán. mọi nhân tố khảdĩ làm công cụ cho chủ nghĩa này đều không thể không gây quan ngại cho những ai “không phải Hán”.

Về vấn đề này, không phải chỉ có các học giả phương Tây, mà còn có các nhân vật Trung Quốc phát biểu. Giáo sư YeTingfangthuộc Viện Khoa học Trung Quốc khẳng định: “Hạn mức sinh một con là quá cực đoan. Nó phản lại quy luật tự nhiên. Nhìn về lâu về dài, nó tất dẫn tới sự báo thù của Mẹ thiên nhiên” (12).

Nguyên thủ Trung Quốc, ông Hồ Cầm Đào, khi nhớ về cuộc nổi dậy Niệm, đã thừa nhận rằng một số lượng đông những guạng gun hôm nay (vài chục triệu) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của chế độ cộng sản(13).

CHÚ THÍCH:

. 1. Chẳng hạn, sáchChết dướitay Trung Quốc,của các tác giảPe­ter Navarrocủa Đại họcCaliforniaIrvinevà chuyên gia về Trung Quô'cGregAutry.

2.                    http://uncyclopedia.wikia.com/wiki/Hong_Xi uquan.

3.                    http://en.wikipedia.org/wiki/Mi aopeople.

4.                    Tuy nhiên, các nguổn cho rằng sau sự chia tách Xô - Trung những năm 1960, các nghiên cứu về Uyghur (Duy Ngô Nhĩ - người HồiTân Cương) đã hổi sinh trong “một cuộc chiến tranh tư tường” của Kremli chông Trung Quô'c. Qua chiến dịch chống “chủ nghĩa dân tộc nội địa”(local nationalism)trong tiến trình Cách mạng văn hóa, Bắc Kinh nhận thấy sự liên đới giữa thuật ngữ “ĐôngTurkestan”(từ chi tiểu quôc của người Ưyghur, 1944-1949, trước khi được chính quyển Mao đổi thành “Khu tự trị Tân Cương - Duy Ngô Nhĩ” -Xinji­angƯyghurAutonomous Region),với chủ nghĩa ly khai Uyghur và các thế lực thù địch bên ngoài... Sau sự kiện 11 tháng 9, chính quyền Trung Quốc tuyên bố cấm dùng các từ như “Uyghurstan”, và “ĐôngTurkestan”.Xem thêm:h ttp://en.wikipedia.org/wiki/East_ Turkestan#ci te_note-Rumer-18.

5.                 h ttp://en.wikipedia.org/wiki/Nien_Rebellion.

6.                 Cũng đọc là Sengge Rinchen, hiện ở Trung Quốc được xem như một đấng anh hùng"ttp://en.wikipedia.org/wiki/Senggelin qin.

7.                    h ttp://en.wikipedia.org/wiki/ Ni en_Rebellion.

8.                    http://home.uchicago.edu/eoster/hepb.pdf.

9.                    Các nguồn trong bài náy.Vầ:http://www.nybooks.com/ar-ticles/archi ves/1990/dec/20/more-than-100-million-women-are-missing/Ỹpagination =false.

-                         http://www.cato.org/pub_dis-p]ay.php?pub_id=5457.Trong bài này, tác giả ví chinh sách “một con” của Bắc Kinh như một cuộc diệt chủng nữa, sau “những cánh đồng chết” của PonPot.

10.                      http://www.usatoday.com/news/world/2002/06/l9/china-usa t. htm.Ngoài thông tin về các bé gáibị “tàn sát”, nguồn này cho hay các guang gun thuộc tầng lớp nghèo nhất trong xả hội, 97% không tối nghiệp phổ thông, trong đó 40% mù chứ.

11.                      http://www. timesonline,co. uk/tol/li fe_and_s ty 1e/arti- cle448270.ece.

12.                      Nhật báo Thượng Hà1,http://english.sina.com/chi-na/1/2007/0315/106515.html,http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=8757&size=A.

13.                             http://www.nzherald. 'co.nz/world/news/article.cfm?c_

id=‘2&objectid=10430539

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.