Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/04/2009 00:14 (GMT+7)

Bình An Vương Trịnh Tùng - Người sáng lập đô thị Thăng Long trung đại

Người sáng lập ra nhà Lê - Trịnh thời đó, không ai khách chính là Bình An Vương Trịnh Tùng một con người phi thường với một trái tim nhân hậu cùng tướng sĩ, song cũng không thiếu một bàn tay thép với kẻ thù. Chẳng những vậy ông còn là người sáng lập ra một đô thị Đông kinh trung đại tiền thân kẻ chợ sau này. Ông là một bậc anh hùng thao lược, bách chiến bách thắng để lại trong lịch sử phong kiến Việt Nam những kỳ tích có một không hai.

Người sáng lập “Đô thị Thăng Long” trung đại

Từ thuở Lý Công Uẩn định đô, trải suốt các triều đại Lý, Trần, Hồ, Mạc, kinh thành Thăng Long luôn được qui hoạch trong một không gian khép kín với chu vi nhỏ hẹp kiểu “quân thành” phỏng theo mô típ thiết kế truyền thống Trung Hoa. Thời ký, khu vực hồ Gươm còn rất hưu quạnh, đầm lầy, thông với sông Hồng vào mùa nước lên. Dọc tuyến Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng Đào ngày nay vốn là con đê trấn giữ sông Hồng bảo vệ Tonquin trước nạn thuỷ tai. Sang thời Lê Thái Tổ, hồ Gươm mới bắt đầu được chú ý với huyền thoại “trả gươm báu” (thực sự cũng do đời sau đặt ra). Do không có công trình xây dựng đáng kể nào nên vẫn tiếp tục hoang vắng. Bắt đầu từ thời Bình An Vương, khu Phủ chúa được qui hoạch xây dựng biến khu hồ Thuỷ quân trở thành đệ nhất danh lam chốn kinh sư, trung tâm chính trị và quyền lực của Vương quốc vô cùng sầm uất. Xét một cách tổng thể, thực tế kinh thành Thăng Long suốt thời Lý, Trần rồi Lê sơ luôn mang tính chất một công trình quân sự phòng thủ hơn là một đô thị với đủ hai chức năng thành - thị. Cũng cần biết thêm rằng, ngoại thương Việt Nam còn rất kém phát triển từ thế kỷ 16 trở về trước, ngoại trừ một số chợ biên giới “Bạc dịch trường” và khu “qui hoạch Vân Đồn” buôn bán hạn chế với lân bang chỉ nhằm cung cấp vật dụng cần thiết cho triều đình. Ngay sau khi Bình An Vương về giải phóng kinh đô (1592), mọi việc đã đổi khác. Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng Thăng Long, vòng tường thành bao bọc bị phá bỏ, kinh thành mang một qui hoạch mới có không gian mở với 4 phân khu chức năng rõ rệt: 1. Khu Trung tâm chính trị - hành chính quan liêu gồm hoàng thành - Phủ chúa, nơi thiết triều, tiếp sứ, nơi ở của vua, chúa cùng hoàng gia vương tộc kéo dọc theo trục tây bắc – đông nam. 2. Khu sĩ hoạn dành cho quan lại ở phía tây nam. 3. Khu sản xuất nông nghiệp ở phía nam cung cấp lương thực tại chỗ cho kinh thành. 4. Khu phố buôn bán - thủ công nghiệp ở phía đông kề sát ngay trục đường thuỷ sông Hồng huyết mạch. Công trình điểm nhấn quan trọng của đô thị Thăng Long thời trung đại này chính là quần thể Phủ chúa Trịnh, uy nghi và lộng lẫy hơn nhiều so với hoàng thành nơi vua Lê ở. Quần

Tỷ ấn do Đoàn Thạnh Lộc phục dựng theo tài liệu Ấn chung Việt Nam
Tỷ ấn do Đoàn Thạnh Lộc phục dựng theo tài liệu Ấn chung Việt Nam
thể vương phủ Trịnh là một kiến trúc phát triển đa chiều vây quanh phủ chính phát triển dần dần đạt tới 52 cung điện, lầu các ngự uyển… có qui mô hoành tráng nhất trong lịch sử xây dựng phongkiến Việt Nam. Quần thể bao gồm một dải công trình theo trục đông nam - tây bắc từ cung Tây Long khởi đầu bằng cột đồng được chúa Trịnh Tùng dựng năm 1595 ghi tạc võ công bình Mạc Trung Hưng nhà Lê,qua lầu Ngũ Long, Vương phủ, tới Ly cung tại Bích Câu. Bắc cung (Hồ Tây), hành cung thuỷ tạ Trấn quốc, thuỷ tạ phía bắc hồ Gươm, cung Khánh thuỵ tới vườn Lộc Mã, điện Nam Giao, Tư Thiên Giám, theotrục bắc nam. Sự ra đời quần thể vương Phủ Trịnh ghi một dấu son trong lịch sử phong kiến Việt Nam biến kinh đô Đông kinh trở thành một đô thị trung đại đúng nghĩa có đủ cả thành lẫn thị, hoành trángvà sầm uất vào bậc nhất trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Ngậm ngùi thay, đó cũng là dấu chấm hết thời vàng son của đất đế đô thời phong kiến Đại Việt khi bị ngọn lửa thù thiêu trụi vào cái năm địnhmệnh 1786. Đường sá, phố phường của đô thị được quy hoạch khang trang quy củ “… Chúa Trịnh cho đắp một con đường từ cửa Tuyên võ môn trước cửa phủ chúa ra đến bờ sông Hồng, ngăn đôi hồ Hoàn Kiếmthành hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Con đường chúa ngự được lát đá tảng để voi ngựa có thể đi lại được mỗi khi chúa ra lầu Ngũ Long, nơi diễn ra lễ kỳ đạo, duyệt binh, đãi các tân tiến sĩ…”. Con đườngnày rất có thể là con đường mà giáo sĩ Alexan de Rhodes từng nói đến trong tập ký sự của mình “… Đường phố kẻ cho rộng lớn, thẳng đế mức 10 hoặc 12 ngựa có thể đi hàng ngang một cách dễ dàng điqua…”. Lầu Ngũ Phúc biểu tượng quyền lực và sự hưng thịnh một thời của vương triều Lê Trịnh nằm sát ven hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng “… Lầu cao chót vót ba tầng chính, năm tầng mái cao khoảng 120 thước(tương đương 40 m). Lầu được xây dựng kiên cố bằng đá phiến lớn. Có hai mặt thềm đá bậc lên lầu, chính giữa là điện Quang Minh đắp năm con rồng nổi then vẩy data mảnh sứ Tàu vàng óng ánh như đangchuyển động: Quy hoạch đô thị mở do Bình An Vương hoạch định không những thúc đẩy mạnh mẽ nền nội thương giữa kinh thành và tứ trấn trong nhu cầu tái thiết sau ngót 100 năm loạn lạc mà còn đặt tiềnđề cho phát triển ngoại thương với phương Tây khi các chúa Trịnh hậu thế của ông cho mở thương điếm Hà Lan (1645), thương điếm Anh (1670) ngay tại trung tâm đô thị. Một cuộc di dân rầm rộ về kinhthành từ Thanh Hoá đất thang mộc dòng học các công thần khai quốc (của chính Vương tộc Trịnh) và tứ trấn của các phường tiểu thủ công nghiệp tràn về làm “bùng nổ” không khí làm ăn buôn bán trong đôthị mở Thăng Long tạo nên một khuôn mặt mới vô cùng năng động, đông đúc cả triệu dân, hai
Đô thị Thăng Long thời trung đại thế kỷ XVI - XVIII (dựng vi tính theo tranh các giáo sĩ)
Đô thị Thăng Long thời trung đại thế kỷ XVI - XVIII (dựng vi tính theo tranh các giáo sĩ)
vạn nóc nhà, các đường phố đều rộng rãi”, “có ba đường phố dài tới 3 dặm” khiến Alexandre de Rhodes phải thốt lên lời ca ngợi khi lần đầu ông tới đây năm 1627 “thành phố lộng lẫy ngang hoặchơn Venice”. Có thể nói chúa Trịnh Tùng là người sáng lập nên đô thị Thăng Long trung đại khi ông táo bạo quyết định cho xây dựng một kinh đô phong kiến Á Đông “phi truyền thống” không tường cao hàosâu, đường phố rộng rãi, có các khu chức năng đô thị rõ ràng. Qui hoạch này đã khép lại và trở về kiểu “truyền thống” khi thành Đại đô được chúa Trịnh Doanh cho dựng vào năm 1749 lúc giặc dã khắpnơi, đe doạ an ninh của kinh thành. Dấu ấn huy hoàng mà đô thị Thăng Long thời trung đại để lại trong lịch sử là một nét son ghi lại thời kỳ vàng son của quốc gia Đại Việt, thời kinh tế hàng hoá pháttriển mạnh mẽ và là thời kỳ duy nhất “mở cửa hoà nhập” với thế giới của các triều đại phong kiến Việt Nam. Người đặt nền móng cho thời kỳ huy hoàng ấy không ai khách hơn chính Bình An Vương TrịnhTùng.

Tài liệu tham khảo

1. Đại Việt sử ký toàn thư (bản nội các quan bản 1697) Nxb Khoa học xã hội. 1993.

2. Chúa Trịnh vị trí và vai trò lịch sử (Kỷ yếu HTKH) Ban Nghiên cứu lịch sử Thanh Hoá 1995.

3. Ngược đường trường thi, Nxb Bốn Phương, Sài Gòm, 1957.

4. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Uỷ ban đoàn kết tôn giáo Tp. HCM, 1994.

5. Cổ sử Việt Nam một cách tiếp cận, Nxb Lao Động 2007.

6. Tập san sử địa số 29, Nhà sách Khai Trí Sài Gòn, 1974.

7. Họ Trịnh với Thăng Long, nxb Dân tộc, 2000.

8. Bình An lệnh chỉ, Thư viện Hán - Nôm KHVH v2489.

9. Ấn chương Việt Nam, Nxb KHXH 2005.

10. Bí mật tử cấm thành, Nxb Văn nghệ Tp. HCM, 2003.

11. Hà Nội đầu thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, 1995.

12. Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Hội sử học Việt Nam, 1993.

13. Đào Duy Từ, Khảo biện, Nxb Thanh Hoá, 1998.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới