Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/02/2021 10:19 (GMT+7)

Thiêng liêng Tết cổ truyền Dân tộc

Có nhiều người nước ngoài ngạc nhiên muốn được chúng ta giải thích: Vì sao người Việt Nam coi ngày Tết là một ngày đặc biệt như vây? Chưa có một công trình nghiên cứu nào nói đầy đủ về nội dung ý nghĩa ngày tết cổ truyền Việt Nam.

Tôi chỉ biết bày tỏ đôi điều theo cảm nhận riêng của mình: Ngày tết có một cái gì đó thiêng liêng, như nỗi nhớ tổ quốc, lòng kính trọng tổ tiên, ông bà, sự thành kính đối với cha mẹ, tình yêu vợ chồng, nỗi nhớ tình nhân, sự lo toan cho mầm non, tuổi trẻ, sự thủy chung với bạn bè, những giờ phút lương tâm trở lại đối với những người ngày thường nghĩ và làm trái với đạo lý.

Náo nức chọn lựa cành đào ưng ý mang về trang trí cho gia đình là nét văn hóa cuae người Hà Nội trong Tết cổ truyền dân tộc

Có một thời, một số người học đòi sống theo văn minh phương Tây, bỗng nảy ra sáng kiến đề nghị Nhà nước ta thay đổi âm lịch để Việt Nam có ngày khác với lịch cổ truyền, nhưng lại bỏ tục lệ ăn Tết mà tạo ra phong trào mới: “ăn Tết tây!” Sáng kiến ấy bị dị ứng và xa lạ với quần chúng, bị toàn dân Việt nam lặng lẽ bác bỏ ngay từ đầu. Các gia đình vẫn cúng giỗ tổ tiên, ông bà theo ngày tháng của lịch cũ (âm lịch) để chọn ngày lành tháng tốt “dựng vợ-gã chồng” cho con cái.

Và dù mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài (có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ )vẫn tổ chức đón giao thừa, hái lộc, xông đất đầu năm và nghỉ ‘xả hơi” 3 ngày để ăn Tết cổ truyền theo truyền thống Việt Nam.

Thời tiết và trí tệ con người Việt Nam đã làm cho ngày Tết được hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, những cành hoa mai, cành hoa đào, chậu hoa cúc hay chậu hoa vạn thọ...những mâm cỗ ngũ quả đơm đầy, được người việt Nam đưa vào không gian gia đình và đặt nhưng nơi trang trọng. Bàn thờ gia tiên trong ba ngày tết ấm cúng bởi hương (nhang) hoa, bánh, mức...như tâm niệm trong ngày vui cổ truyền dân tộc có tổ tiên, ông bà cũng về sum vầy với toàn gia đình.

Qua ngày tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng chạp âm lịch)mọi nhà từ thành thị đến làng quê đều rục rịch tranh hoàng cho ngôi nhà, người thì tỉa cành giàn hoa, kẻ thì quét vôi cho ngôi nhà thêm xinh xắn mới mẻ để đón Tết. Trong những ngày này những bà mẹ những chị em phụ nữ có gia đình luôn tất bật làm những món ăn cho gia đình, những món để cánh đàn ông “đưa cay” trong ba ngày Tết và dẫu biết không bao giờ tiêu thụ hết nhưng ai ai cũng cứ thấy sợ thiếu và sợ rằng năm mới sẽ thiếu hụt nên cần phải chuẩn bị nhiều.

Càng rộn ràng hơn khi từng tốp người nhộn nhịp trên nghĩa trang để tảo mộ, những làng khói trắng lan tỏa kèm theo mùi hương trầm của nén nhang đã làm ấm lại cả khu nghĩa trang của người quá cố, một không gian thiêng liêng và thành kính.

Về văn hóa ẩm thực ngày Tết thì mỗi vùng miền của đất nước có những nét riêng đặc thù “bản sắc văn hóa” vật thể, chính vì lẽ đó tạo nên Tết Việt Nam càng phong phú và đậm màu văn hóa của người Việt.

Nhưng “đạo luật” bất thành văn mà mọi người Việt Nam đều tuân theo một cách tự giác đó là biểu hiện tình cảm sâu lắng với quê hương đất nước, với đồng bào, bè bạn, với tổ tiên và thế hệ trẻ tương lai. Ai cũng tự mình và có đất trời chứng giám để xua đi những gì không may mắn trong năm cũ, cầu mong điều lành, niềm vui hạnh phúc và sự thành đạt nhất sang năm mới ngay từ đầu năm. Và mọi người gạt bỏ những khúc mắc nhỏ nhen, xích mích trong cuộc sống để thành tâm chúc cho nhau mọi sự tốt lành-an lạc. Những gia đình có người thân, trong thường ngày xảy ra chút hờn dỗi bỏ nhà ra đi, thì chiều 30 tết cũng trở về với gia đình và mọi lỗi lầm cũng được gạt bỏ để cả nhà đầm ấm sum vầy bên nồi bánh tét, bánh chưng để đón giao thừa.

Tết là thời điểm của lạc quan và hy vọng. Tết còn là dịp tri ân với bậc sinh thành và những người đã đem đến cho mình những cơ hội tốt trong năm qua. Với những người con xa quê, tết là sự nhớ nhung, chờ đợi, ngày trở về để được đoàn tụ. Đối với họ, tết không đơn thuần là luân hồi của thời tiết, mà còn là nỗi nhớ quê hương thiêng liêng ẩn sâu trong trái tim mỗi người. Tết Tân Sửu 2021 năm nay với những người con xa quê, dù tết này không thể về thăm quê hương vì phòng chống dịch Covid, nhưng họ vẫn luôn hướng về quê nhà và mong cho đại dịch qua mau để được gặp lại người thân sau năm tháng xa cách. 

Cái se lạnh của không khí ngày giáp tết được hâm nóng khi mà mọi người trong  làm sống lại nghề cổ truyền gần như đã mai một. Cái nghề cổ truyền ấy hiện về nguyên vẹn tươi non trong lòng lớp trẻ hôm nay. Gần gũi, quen thuộc làm ấm lòng người dân quê.

Mai tứ quý –  luôn được người dân Nam bộ chưng bày trong ngày Tết

Thời buổi kinh tế thị trường, chợ quê hàng ngoại bày bán la liệt. Mấy năm trước, những mẹ, những chị ngồi bán bánh quê, từ sáng đến trưa không ai trả mua cái nào, họ toàn mua bánh kem, bánh da, rim mứt nhãn hiệu Thái Lan, Trung Quốc…, còn bánh làm bán giá rẻ không ai mua. Mặc! mẹ, chị vẫn âm thầm giữ nghề, ai mua cái nào hay cái ấy và động viện cho nhau: “ Sẽ có một ngày nào đó người ta không còn phũ phàng với bánh quê…?”

Không khí tết len lỏi vào tâm hồn mọi người dân quê khi mà mùi bánh tết bay theo làn gió quyện vào không gian lan tỏa khắp xóm làng, len lỏi vào hơi thở của mọi người. Cái mùi chỉ có ở quê mới có được. Ngọt ngào. Ấm cúng./.

Từ khi đất nước phát triển và hội nhập, nhất là công nghệ thông tin. Có báo in, có đài Phát thanh-Truyền hình, phim ảnh...thì  “mâm cỗ tết” trong những ngày xuân lại có thêm những món ăn độc đáo mới báo xuân, báo tết là “đặc sản” ngày xuân không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam.

Chương trình tết của đài Phát thanh – Truyền hình, các rạp chiếu phim cũng bao gồm nhưng món ăn tinh thần chọn lọc gắn với ý nghĩa của mùa xuân mới. Các nhà văn hóa, Trung tâm vui chơi Thanh thiếu nhi, các đoàn nghệ thuật đều có chương trình phục vụ tết, các Shop thời trang quần áo, các tiệm bánh mức... dập dìu kẻ vào người ra đi mua sắm tết...các bà nội trợ, các cô thôn nữ đều chuẩn bị những bộ quần mới để có “bộ cánh” tinh tươm để đi thăm chúc tết người thân...

Trang hoàng bàn thờ gia tiên trong ngày Tết, một nét văn hóa không thể thiếu của người dân đất Việt

Đồng hồ điểm chuông 12 giời đêm 30 Tết, giờ phút thiêng liêng giao thừa đã đến. Mỗi người Việt Nam “từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái” từ hải đảo xa xôi đến các bản làng cheo reo trên sườn núi đều lâng lâng trong khoảnh khắc giao thời thiêng liêng từ năm cũ bước sang năm mới. Cả nước Việt nam đã bước sang năm mới với niềm tin đất nước và mỗi một con người đều đổi thay để cuộc sống tốt đẹp hơn ■

                                                                        Tác giả bài và ảnh: Huỳnh Đức Thế

Xem Thêm

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.