Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/11/2020 22:48 (GMT+7)

Tham vấn ý kiến cộng đồng về điều trị nghiện chất

Ngày 30/11, tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS,  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến cộng đồng về điều trị nghiện chất.

TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe trình bày về Điều trị nghiện các chất dạng thuộc phiện và ma túy tổng hợp: Các kiến thức cơ bản, các can thiệp lâm sàng và tại cộng đồng; Yếu tố tác động tới việc tham gia và duy trì điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên thế giới và Việt Nam; Dự án “Bảo vệ tương lai – Chiến lược mới nhằm kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh niên sử dụng ma túy ở Việt Nam; Một số góp ý cho Dự thảo Luật phòng, chống ma túy sửa đổi.

Các chất gây nghiện trong ma túy

Theo Ths BS Nguyễn Thanh Long – Bộ môn sức khỏe Tâm thần, Đại học Y Hà Nội cho biết, nghiện có nhiều loại như nghiện ma túy, nghiện cờ bạc, nghiện trò chơi trên internet… Tuy nhiên, bs Long cho rằng các chất gây nghiện gồm có rượu, cần sa, chất gây nghủ, cocain, chất kích thần, chất gây ảo giác, thuốc lá, chất bay hơi…

Theo bs Long, năm 2016 có khoảng 275 triệu người trên toàn thế giỡi đã sử dụng ma túy ít nhất một lần trong năm (khoảng 204 triệu đến 346 triệu) .

Ths BS Nguyễn Thanh Long – Bộ môn sức khỏe Tâm thần, Đại học Y Hà Nội

Hiện nay các chất ma túy còn có sự pha trộn trong sản xuất và trong sử dụng, đó là: Amphetamine và cafein, ketamine. Sử dụng đa chất: heroin hoặc methadon với ATS, rượu với ATS, ATS với cần sa.

Theo bs Long, hiện nay ở Việt Nam, đang có nhiều phương pháp để điều trị bao gồm: Liệu pháp cá nhân (tăng cường động lực, liệu pháp củng cố hành vi tích cực); Các nhóm tự hỗ trợ; Liệu pháp cặp, liệu pháp gia đình; Tiếp cận củng cố cộng đồng; Mô hình phục hồi 12 bước

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận và đưa ra một số kiến nghị về điều trị methadone như cấp thuộc methadone nhiều ngày; Thí điểm nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả kéo dài hơn như buprenorphine, naltrexone phân giải chậm; Nâng cao kỹ năng giao tiếp và chuyên môn của các cán bộ y tế, minh bạch trong quản lý; Tăng cường các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Góp ý Dự thảo Luật phòng, chống ma túy sửa đổi

Hiện nay, tình hình tội phạm về ma túy đang diễn biến phức tạp, khó lường. Việt Nam đứng đứng trước nguy cơ trở thành địa bàn trung chuyển ma túy. Trong thời gian qua, trong nước xuất hiện nhiều đường dây thẩm lậu ma túy xuyên biên giới từ nước ngoài vào Việt Nam, nhưng việc ngăn chặn từ khu vực biên giới còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất ma túy tổng hợp trong thanh niên, thiếu niên có dấu hiệu tăng nhanh.

Chính vì vậy, việc sửa đổi luật phù hợp với tình hình thực tế là điều rất cần thiết. Qua đó, huy động toàn dân tham gia vào kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, xóa bỏ triệt để các tổ chức, đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy trong nước.

Ngoài ra, có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ các loại tiền chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, công tác quản lý sau cai nghiện. Từ đó làm giảm số người nghiện ma túy mới, tăng cường quản lý người nghiện ngoài xã hội...

Dự thảo Luật Phòng, chống ma tuý gồm 09 chương 68 điều quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; hợp tác quốc tế và quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Đồng thời, Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống ma túy.

Theo ý kiến của bs.lg Trịnh Thị Lê Trâm – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS cho rằng, trong Dự thảo cần xem lại giải thích khái niệm ở khoản 13 và khoản 14 của Điều 3 về giải thích từ ngữ đối với người nghiện ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy.

Đại biểu phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến như đề nghị cần có quy định rõ hơn trong dự án luật về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái trong công tác phòng chống ma túy. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét lại mô hình cai nghiện tại nhà vì đã xảy ra nhiều vụ việc rất nguy hiểm khi người nghiện lên cơn, ngáo đá, không kiểm soát được hành vi đã hành hung, đâm chém chính người thân của mình.

Cần đa dạng hóa các loại hình cai nghiện để người cai nghiện và gia đình của người cai nghiện có nhiều sự lựa chọn và cảm thấy thoải mái, qua đó mang lại hiệu quả cai nghiện. Đồng thời, đại biểu cũng nhấn mạnh, đây là dự án Luật về phòng, chống ma túy, tuy nhiên các quy định chủ yếu chỉ là chống, đây mới chỉ là phần ngọn, trong khi nội dung về đề phòng còn ít. Vì vậy, dự án luật cần tăng cường nội hàm các quy định về phòng ngừa ma túy.

Nhiều ý kiến cho rằng việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tự nguyện với cơ quan cung cấp dịch vụ cai nghiện tại cộng đồng. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn như công tác quản lý, cơ sở vật chất… và hầu hết người nghiện không tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký hình thức cai nghiện. Như vậy về bản chất cũng giống như hình thức cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc dân lập. Do đó, các đại biểu đề xuất cần lồng ghép nội dung cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng vào nội dung cai nghiện tự nguyện cho phù hợp với thực tiễn.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.