Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 19/05/2020 17:38 (GMT+7)

Hồ Chí Minh - Bậc Minh triết Việt Nam hiện đại

Đây là một góc nhìn chưa được tìm hiểu nhiều về Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại nhất của Dân tộc ta trong Thế kỷ 20. Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người, tôi xin nêu một cách ngắn gọn như một lời giới thiệu về mảng nghiên cứu này, mong góp thêm một tiếng nói ban đầu cho những công trình Nghiên cứu Hồ Chí Minh học.

Description: C:\Users\Dell\Desktop\bac.jpg

Minh triết Việt Nam là gì?

Minh triết là một khái niệm có từ cổ xưa trong Tâm thức Văn hóa ở cả Đông và Tây phương. Theo nghĩa từ Hán Việt thì Minh là Sáng láng - Tâm sáng, Trí tuệ sáng. Triết ,theo ngữ nghĩa, là sự khôn ngoan đã được chắt lọc lấy tinh hoa. Từ Minh triết trong tiếng Anh là WISDOM; tiếng Pháp là La SAGESSE -  đều chỉ sự KHÔN SÁNG. Từ cội nguồn Triết học Tây phương, thuật ngữ PHILOSOPHIA có nghĩa là Triết học hướng tới sự Minh triết của Thượng đế. Qua quá trình phát triển, Phương Tây, với chủ nghĩa Duy lý và chú trọng sự Diễn ngôn mạch lạc, đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong Triết học, trong Khoa học,.

Vai trò của Minh triết bị lu mờ đi. Trong khi đó, nói chung ở Phương Đông, từ giới bác học đến bình dân, Minh triết được chú trọng hơn Triết học. Quan niệm phổ biến cho rằng: Minh triết là tinh hoa trí tuệ và đức hạnh của con người. Nó là phẩm chất của những ai biết sống hài hòa với chính mình và với đồng loại, hài hòa giữa thân xác và tâm hồn, biết nuôi dưỡng những phẩm chất, biết gắn liền lời nói với việc làm. Minh triết là túi khôn của các tộc người. Minh triết bắt nguồn từ Lương tri, Lương năng và từ Trực cảm - Tuệ năng để ta biết phân biệt cái Thiện/cái Ác, cái Đúng/cái Sai. Trong Kim tự tháp phẩm chất con người, Minh triết đứng ở đỉnh cao nhất.

Quan niệm như vậy nên các nhà Hiền triết phương Đông thường chú trọng đến Hành xử hơn là Diễn ngôn. Phật bảo: & quot;  Chân Kinh là Kinh không lời & quot;. Lão tử viết: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh"  là vì vậy. Ở Việt Nam ta, có thể nêu lên các bậc Minh triết như : Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Bỉnh Khiêm…; sang thế kỷ 20, đó là Hồ Chí Minh. Họ đều là tinh hoa của Dân tộc, có cuộc sống và sự nghiệp Minh triết, góp phần bảo vệ Độc lập và phát triển sự phồn vinh của Đất nước. Bên cạnh Minh triết Bác học, Minh triết dân gian-kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện kể trong lĩnh vực Folklore hàm chứa rất nhiều hạt ngọc Minh triết Việt Nam.

Điều đáng chú ý là vào nửa cuối Thế kỷ 20 sang Thế kỷ 21, trước những bế tắc trầm trọng và toàn diện về Văn hóa, Tư tưởng và Kinh tế, Xã hội của nhân loại như sự va trạm giữa các nền Văn minh, Chủ nghĩa khủng bố, Tình trạng mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu trái đất, nguy cơ chiến tranh…, trên toàn thế giới đang nổi lên trào lưu phục hưng mạnh mẽ của Minh triết, lấy đó làm phương hướng chủ đạo nhằm giải quyết các nan đề trong các lĩnh vực Khoa học-Công nghệ, Văn hóa-Xã hội, Kinh tế -Chính trị trong bối cảnh Toàn cầu hóa.

Hồ Chí Minh là một bậc Mịnh triết Việt Nam hiện đại

Trong thời Việt Nam đang tiến hành công cuộc Kháng chiến giành Độc lập - Tự do dân tộc và Giải phóng Đất nước, trong hoàn cảnh ở trong "phe Xã hội Chủ nghĩa" đối đầu với "phe Tư bản Chủ nghĩa", người ta chỉ nói đến "Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Đạo đức Hồ Chí Minh". Sự thực Hồ Chí Minh là một bậc Minh triết. Đối với Người, Minh triết bao giờ cũng gắn với những giá trị. "Nói đi đôi với làm" là một giá trị hằng hữu của Minh triết Hồ Chí Minh.

Từ năm 1927, trong cuốn " Đường Cách mệnh", Người dã nhấn mạnh trong Điều thứ 10: "Nói thì phải làm" dưới dạng mệnh lệnh thức. Trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc" (1947), quan hệ phải có giữa NÓI và LÀM thông qua quan hệ phải có giữa LÝ LUẬN và THỰC HÀNH. Người nhấn mạnh : "phải thật thà nhúng tay vào việc"; "Nói ít làm nhiều”, “Các việc đáng làm thì khó mấy cũng cố gắng quyết làm cho kỳ được".

Hồ Chí Minh đề cao yêu cầu làm gương- "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Hồ Chí Minh luôn nêu cao tấm gương TRÍ-NHÂN-DŨNG. Theo Người, TRÍ gắn với NHÂN là tốt đẹp, nhưng nếu thiếu DŨNG thì không hành động được. Mà không hành động thì vẫn là không có gì. Đức gắn với Tài mà Đức là gốc.

 Hồ Chí Minh phát huy cao độ Minh triết Việt Nam từ Minh triết bác học đến Minh triết trong văn hóa Dân gian. Người hiểu thấu tâm thức, nguyện vọng của nhân dân, nói năng theo lời ăn tiếng nói của nhân dân nên lời Người luôn giản dị, dễ hiều mà đầy sức thuyết phục. Bởi thế, Người xứng đáng Danh nhân văn hóa và Anh hùng giải phóng dân tộc như nhân dân ta và Thế giới đã tôn vinh.

Tác giả: Đặng Hữu Hưng

Xem Thêm

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Theo chương trình hành động số 287-CTr/ĐĐLHHVN, ngày 28/03/2024; thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.