Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/04/2021 21:56 (GMT+7)

Phú Thọ: Bảo vệ đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện trong năm 2021

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị xét duyệt đề cương đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội “ Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển chè của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2020, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2025”do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Thành phần Hội đồng gồm có: PGS.TS. Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng; TS Nguyễn Hữu La – Phó viện trưởng khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; TS Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch hiệp hội chè Việt Nam; TS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó viện trưởng viện bảo vệ thực vật; PGS.TS Ngô Tất Khương – Hội chè Việt Nam; Th.s Bùi Thị Kim Tuyến – Trưởng ban tư vấn phản biện &GĐXH và  chuyên gia độc lập – PGS.TS Phạm Bích San.

20210318_085521

ThS. Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh Phú Thọ, Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt đề cương đề tài

Đối với Phú Thọ là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, được coi là đất gốc của cây Chè, cái nôi của ngành Chè Việt Nam. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển Chè, Phú Thọ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển Chè bền vững; cây Chè của tỉnh Phú Thọ đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Từ lâu người dân Đất Tổ đã biết sử dụng và sớm hình thành văn hóa uống Chè. Từ năm 1890, người Pháp đã lập đồn điền trồng chè đầu tiên với 60 ha ở Tình Cương sau đó đã xây dựng trạm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp, nhà máy chế biến Chè tại Phú Thọ, mở đầu cho thời kỳ phát triển công nghiệp Chè ở Việt Nam. Sau năm 1954, Đảng, Nhà nước có chủ trương mở rộng sản xuất, xây dựng các nhà máy chè ở Thanh Ba, Hạ Hòa,… Đó là những cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho ngành Chè Việt Nam, đưa Phú Thọ trở thành vùng chè trọng điểm với các vùng nguyên liệu rộng lớn phục vụ sản xuất Chè Đen và Chè Xanh,… Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, các chủ trương, chính sách về phát triển Chè và các sản phẩm Chè của tỉnh Phú Thọ cũng còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp với xu thế phát triển và biến đổi nhanh của nhu cầu thị trường ở trong nước, quốc tế; một số cơ chế, chính sách chưa thật sự đi vào thực tiễn, chưa khai thác, phát huy hết hiệu quả tiềm năng, lợi thế và truyền thống sản xuất chè của tỉnh. Phát triển Chè và các sản phẩm Chè Phú Thọ, nhất là Chè xanh chưa giải quyết được vấn đề quan trọng và cốt lõi đó là xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm . Giá trị, hiệu quả kinh tế - xã hội từ sản xuất Chè còn thấp, giá trị gia tăng không cao; đời sống người dân trồng Chè chưa được cải thiện nhiều. Chính vì vậy, sau một giai đoạn triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển Chè của tỉnh Phú Thọ rất cần được tổng hợp, đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học; đánh giá được những tác động tích cực của các chủ trương, chính sách, cũng như chỉ ra được các tồn tại, hạn chế về phát triển Chè của tỉnh Phú Thọ trong thực tiễn, xác định những bất cập, hạn chế của các chủ trương, chính sách và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

Tại buổi xét duyệt đề cương đề tài, sau khi nghe Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt đề cương,Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài đã nhận xét, đánh giá, góp ý đối với các nội dung của đề tài về tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài... PGS.TS. Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài kết luận: Việc thực hiện đề tài là rất cần thiết và thiết thực, mục tiêu và các nội dung phù hợp, đồng thời yêu cầu Chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa một số nội dung đề cương cho phù hợp. Với số điểm đạt mức cao, các thành viên của Hội đồng đã nhất trí thông qua đồng ý triển khai thực hiện đề tài theo đúng tiến độ đã đề xuất.

Tác giả bài viết:  Khổng Mạnh Tiến- PCT Liên hiệp các hội KH&KT Phú Thọ

Xem Thêm

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.
Thanh Hoá: Phản biện đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Sáng ngày 15/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” (Đề án) do UBND huyện Thạch Thành phụ trách.
Thanh Hoá: Phản biện quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Ngày 05/3/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo phản biện “Quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm 2024 - 2025” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phụ trách soạn thảo.

Tin mới