Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/12/2019 16:00 (GMT+7)

Luật Sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức

Để tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mỗi quốc gia cần xác định những tác động của nó đối với từng lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng không ngoại lệ cần được đặt trọng tâm ưu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ảnh internet

Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ với PV vusta.vn, PGS.TS Mai Hà – Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội nhưkhả năng tiếp cận với những tri thức khoa học và công nghệ tiền tiến, có cơ hội tăng tốc trong phát triển và rút ngắn con đường công nghiệp hóa; Khả năng tiếp cận với những thành tựu mới trong sản xuất và kinh doanh, thực hiện đổi mới quản lý sở hữu trí tuệ theo hướng hiện đại hóa của thời đại thông tin và truyền thông; Có khả năng tạo môi trường phát triển năng động và thích nghi, sẵn sàng với xu thế toàn cầu hóa với hợp tác đa phương và cạnh tranh để phát triển trên cơ sở tri thức khoa học và công nghệ; Cả xã hội đang chuyển theo hướng kinh tế tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên theo PGS Mai Hà, hiện nay còn rất nhiều thách thức như trình độ dân trí còn thấp, hiện trạng sở hữu trí tuệ không kịp bắt nhịp với những đổi mới về kinh tế và hội nhập; Khả năng bị lệ thuộc về công nghệ do trình độ quản lý kinh tế và xã hội yếu kém; Mặt bằng giá trị kinh tế và giá trị tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ xã hội đang xáo trộn theo hướng không chuẩn, thiếu định hướng tích cực.

Nhu cầu đổi mới Luật Sở hữu trí tuệ

PGS Mai Hà cũng cho biết thêm, với những xu thế của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhu cầu của xã hội đối với quản trị và bảo hộ tài sản trí tuệ ngày càng đa dạng và với nhiều mức độ phức tạp và chuyên sâu khác nhau. Người ta có thể thấy rõ một số đặc điểm của nhu cầu trong giai đoạn hiện nay:  Nhu cầu là rất đa dạng từ nhiều khía cạnh và cấp bách do hội nhập quốc tế;Nhu cầu đòi hỏi vừa chuyên sâu vừa có tính tổng hợp cao;Nhu cầu đòi hỏi cần phải được đáp ứng hiệu quả nhất: nhanh, kịp thời và phù hợp với thông lệ quốc tế;

Để đáp ứng những đặc điểm của nhu cầu dịch vụ, hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ đã và đang được hình thành với những yêu cầu cơ bản sau: Luật Sở hữu trí tuệ cần đảm bảo tính hệ thống: tức là Luật cần phải được hình thành trên nền của hệ thống pháp lý thống nhất trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế; Luật Sở hữu trí tuệ cần đảm bảo mức độ thực thi cao: tức là Luật cần phải được thực thi một cách có hiệu quả, đảm bảo tuyệt đại đa số các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được xử lý thỏa đáng và phù hợp thông lệ của Việt Nam và quốc tế; Luật Sở hữu trí tuệ cần đảm bảo tính thân thiện hiệu quả: Luật sở hữu trí tuệ cần phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu và phải được phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Luật SHTT còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam đạt chuẩn mực theo hiệp định.

Ngoài ra, theo PGS Mai Hà cho rằng, để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ và phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cần đảm bảo được những tiêu chí cơ bản sau: Tiêu chí hiệu quả trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Tiêu chí thân thiện trong việc tiếp cận với Luật và hệ thống dịch vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ; Tiêu chí đảm bảo mức độ thực thi cao: tức là Luật cần phải được thực thi một cách có hiệu quả, đảm bảo tuyệt đại đa số các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được xử lý thỏa đáng và phù hợp thông lệ của Việt Nam và quốc tế;

Nhận thức được tính tất yếu hội nhập quốc tế đối với công cuộc phát triển, hầu hết các quốc gia đều chủ động tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tiến tới hội nhập quốc tế sâu rộng.

Nội dung đổi mới Luật sở hữu trí tuệ cần được tư duy và đổi mới như những nội dung được trình bày trên, thì về cơ bản vẫn giữ được chủ quyền và quyền lợi của người dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời sẽ tạo không gian hoạt động sáng tạo ở Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.

Để các hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam phát triển đúng hướng, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nước ta, cần xác định rõ quan điểm: tài sản trí tuệ của Việt Nam cũng như của nhân loại phải được sử dụng làm đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao về chất và bảo đảm hiệu quả vượt trội của hoạt động sở hữu trí tuệ là yêu cầu xuyên suốt và là ưu tiên hàng đầu đối với mục tiêu phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam; hệ thống sở hữu trí tuệ phải phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước tiên là in-tơ-nét kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo; nguồn nhân lực chất lượng cao về sở hữu trí tuệ được hình thành là yếu tố then chốt để bảo đảm sự thành công của các hoạt động sở hữu trí tuệ; hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam có tính mở và động, tạo sự thích ứng cho hệ thống theo sự vận động và phát triển của nền kinh tế gắn liền với việc tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Bài: HT

Xem Thêm

Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.
Thanh Hoá: Phản biện đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Sáng ngày 15/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” (Đề án) do UBND huyện Thạch Thành phụ trách.
Thanh Hoá: Phản biện quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Ngày 05/3/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo phản biện “Quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm 2024 - 2025” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phụ trách soạn thảo.
Bình Định: Tổ chức 02 Hội thảo Tư vấn phản biện về lĩnh vực giao thông
Ngày 20/02, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định (Liên hiệp Hội) đã tổ chức 2 cuộc Hội thảo tư vấn phản biện về phương án đề xuất đầu tư dự án “Nút giao thông khác mức tại khu vực ngã 5 Đống Đa – Hoa Lư” và dự án “Tuyến đường nối từ Lê Thanh Nghị về Cảng Quy Nhơn”.
Bắc Giang: Phản biện Báo cáo thực tiễn về xây dựng văn hóa, con người
Ngày 24/01, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị tư vấn, phản biện: Báo cáo “kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện xây dựng văn hóa, con người Bắc Giang từ năm 2010 đến nay; bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới”.
Sơn La: Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số
Ngày 05/01/2024, tại Thành phố Sơn La, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La”.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.