Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/12/2018 17:53 (GMT+7)

Hướng tới xây dựng Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Những năm gần đây, hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được quan tâm và nhiều có chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật về KH&CN đến với nhân dân, phổ biến tri thức, nâng cao dân trí KH&CN; cung cấp thông tin KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ nghiên cứu, triển khai, phục vụ sản xuất và đời sống.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, trong thời gian qua có hàng loạt các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, là cơ sở pháp lý quan trọng, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông và phổ biến kiến thức KH&CN, với mục tiêu truyền bá tri thức KH&CN tiên tiến vào phục vụ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trình bày Dự thảo Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ do Liên hiệp Hội Việt Nam sơ thảo, TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, Luật Dự thảo Dự thảo Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ gồm có 6 chương và 31 Điều. Theo TSKH Nghiêm Vũ Khải, ban soạn thảo tài liệu hoàn toàn làm việc trên tinh thần tự giác, tự nguyện, không có kinh phí, với mong muốn có một bản dự thảo Luật sơ bộ để các nhà khoa học góp ý,hướng tới vận động Quốc Hội thực hiện quy trình nghiên cứu, ban hành Luật Phổ biến kiến thức KHCN theo đúng Chỉ thị 42 - CT/TW của Bộ Chính trị  ngày 16/04/2010.  

TS Khải cũng cho biết thêm , hoạt động phổ biến kiến thức khoa học công nghệ cần được thực hiện thường xuyên, rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, đời sống và xã hội. Việc xây dựng Luật phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ vừa cần đảm bảo nội dung đa dạng vừa phải xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, đồng thời xây dựng theo hướng Luật “mở”. Đồng thời cần phù hợp với các công ước, bộ luật tiến bộ trên thế giới vừa đảm bảo các giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

luat pbkt 2

TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam trình bày Dự thảo Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Theo ý kiến của TS Phạm Nguyên Hà – Phó Giám đốc Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS cho biết, xây dựng Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ là rất cần thiết, đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, là sự nghiệp vì lợi ích của toàn dân; Phổ biến kiến thức khoa học và thành tựu khoa học mới của Việt Nam và thế giới, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuất đời sống.

Theo TS Hà, Dự án Luật Phổ biến kiến thức còn thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho bản dự thảo. TS. Đạng Vũ Cảnh Linh, trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp Hội Việt Nam chia sẻ một số khó khăn trong quá trình, nghiên cứu, biên soạn bộ tài liệu hướng tới dự thảo Luật, đồng thời ông Linh khẳng định tầm quan trọng không nên bàn cãi của việc nghiên cứu, ban hành Luật phổ biến kiến thức KHCN nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần và chủ trương của Đảng ta là "phát triển KHCN thực sự trở thành quốc sách hàng đầu". Trước đây chúng ta xây dựng cả hệ thống "bình đan học vụ" để xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, thì trong thời đại hiện nay "xóa mù KHCN" như lời Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu là nhu cầu cấp thiết cho quá trình phát triển đất nước. Theo ông Linh, cần giải quyết tốt khái niệm Phổ biến kiến thức (Dissemination) theo cách hiểu của ngôn ngữ Việt Nam là truyền thông có định hướng, đặt phổ biến kiến thức trong xu thế phát triển chung của khoa học truyền thông hiện đại như truyền thông đa chiều, truyền thông đã phương tiện, hội tụ truyền thông...để phổ biến kiến thức KHCN đem lại hiệu quả thực tiễn, thúc đẩy toàn dân học tập, ứng dụng, sáng tạo KHCN.    

Tất cả  đại biểu tham dự hội thảo đều đồng thuận mong muốn Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ nhanh chóng sớm được ban hành.Ngoài ra, theo ý kiến của các đại biểu, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ thông tin, cần nhìn vào thực tế cuộc sống để khẳng định rằng việc xây dựng và ban hành Luật là cần thiết xong có những vấn đề cần quản lý chặt chẽ nhưng cũng có những vấn đề cần dự vào thực tiễn đời sống để vận dụng linh hoạt cho phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước trong qua trình đổi mới và hội nhập công nghệ 4.0.

luat pbkt 3

Toàn cảnh buổi hội thảo

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm
Ngày 9/4 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (Trung tâm QCC - trực thuộc Vusta) và Tập đoàn Tín Thành đã tiến hành Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm và công bố sàn giao dịch NFT thương mại tín chỉ carbon toàn cầu.