Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/12/2014 16:30 (GMT+7)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người có nhiều cái nhất

Trước hết, phải thấy rõ một đặc điểm khác thường ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ông xuất thân từ nghề dạy học. Nếu đất nước không có chiến tranh, ông sẽ là nhà giáo, nhà sử học. Vậy mà, với tầm nhìn và sự tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã được Bác trao trọng trách cầm quân đánh giặc.

Năm 33 tuổi, ông nhận nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ. Và chỉ sau 4 năm, một đội quân đông đảo gồm đủ các thành phần, giai cấp đã tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang, trở thành những vệ quốc quân, vệ quốc đoàn ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.

Trước sự phát triển nhanh chóng của quân đội giữa thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cấp đại tướng. Ông trở thành vị đại tướng đầu tiên và đại tướng trẻ nhất của quân đội ta. Năm ấy ông vừa tròn 37 tuổi (tuổi đời bình quân khi được thụ phong quân hàm của 12 đại tướng là 60).

Năm 1954, với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ông lại là vị tổng tư lệnh và đại tướng trẻ nhất đánh thắng đội quân xâm lược vào loại hùng mạnh bậc nhất thế giới. Tên tuổi của ông bắt đầu vang danh thế giới khi ông ở tuổi 44. Cụm từ “Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ trở thành quen thuộc với toàn nhân loại.

Chiến thắng 30/4/1975, một lần nữa tên tuổi của ông lại được bạn bè quốc tế ghi nhận là vị tướng góp phần quan trọng đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ. Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh ấy của dân tộc, ông cũng là vị tướng đánh bại nhiều tướng lĩnh sừng sỏ nhất của Pháp và Mỹ.

Trong lĩnh vực quân sự, ông còn là vị Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất, giữ cương vị lâu nhất. Lịch sử quân sự Việt Nam chỉ có duy nhất 1 vị Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong 50 năm công tác thì ông có 30 năm giữ chức vụ này.

Trên lĩnh vực chính trị, ông cũng là đại tướng giữ chức vụ Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương lâu nhất (25 năm); đồng thời là đại tướng được bầu vào Bộ Chính trị có tuổi đời trẻ nhất (40 tuổi).

Ở cương vị quản lý Nhà nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó thủ tướng, sau đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (36 năm) và những năm cuối đời, ông tham gia nhiều lĩnh vực khác thuộc các ngành khoa học kỹ thuật và xã hội.

Với lịch sử quân sự thế giới hiện đại, ông là vị tướng hưởng thọ cao nhất và mang quân hàm đại tướng lâu nhất.

Trong hàng ngũ 12 vị đại tướng của Việt Nam, ông là người được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý nhất (Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, 6 Huân chương Chiến thắng hạng Nhất).

Trong số các vị lãnh tụ “khai quốc công thần”, lão thành cách mạng Việt Nam đã về với tổ tiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người hưởng dương cao nhất. Thuở sinh thời cũng như khi ông đã về cõi vĩnh hằng, ông là người được quân dân cả nước và bạn bè quốc tế dành nhiều tình cảm, lòng ngưỡng mộ và sự kính trọng nhất sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và từ khi ông ra đi đến nay đã hơn một năm, số người đến dự lễ viếng, lễ tiễn đưa và thăm viếng nơi ông an nghỉ ở Vũng Chùa (Quảng Bình) và nhà riêng ở Hà Nội cũng đông đảo chưa từng có với nhiều thành phần và đủ mọi lứa tuổi.

Điểm lại những cái nhất trên đây của ông, chúng ta càng thấy rõ rằng, thân thế, sự nghiệp và công lao đóng góp vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Tổ quốc và nhân dân ghi nhận. Tên tuổi của ông sẽ mãi mãi lưu danh sử sách và trong lòng dân tộc Việt Nam.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.