Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/09/2014 18:22 (GMT+7)

Cuốn sách sáng tỏ những sự kiện, hiện tượng trong lịch sử Nhật Bản

  Cuốn sách đã phác họa đất nước Nhật Bản như là  “đất nước của nhiều điều diệu kỳ”. Từ thời Cổ đại, Trung đại cho đến thời Minh Trị, Nhật bản đã có những bước phát triển thần kỳ, vượt qua lạc hậu, trở thành một trong những quốc gia văn minh nhất khu vực, để lại cho thế giới những bài học quí giá như thời kỳ  Mậu dịch Châu ấn thuyền hay các chính sách  Sakoku (đóng cửa nhưng không khép kín),cử phái đoàn đi thị sát các nước văn minh, cử người đinước ngoài học, mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc...

Sau thảm bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng, đất nước hoang tàn, người dân khủng hoảng niềm tin... Nhưng chính từ đống tro tàn đó, sau hai thập kỷ với tốc độ phát triển mạnh mẽ, Nhật Bản tiếp tục làm nên những điều kỳ diệu khác, vươn lên thành một quốc gia giàu có, văn minh, được cả thế giới khâm phục, ngưỡng mộ.

Xuyên suốt tất cả những điều kỳ diệu trong lịch sử Nhật Bản, điều khiến cho toàn nhân loại phải học tập chính là ý chí, nghị lực và sức mạnh của người Nhật, là  “Tinh thần Nhật Bản”. Một quốc gia không có tài nguyên, hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai, thảm họa núi lửa, động đất và sóng thần liên tiếp xảy ra; song, trước những thảm họa thiên nhiên đó, người Nhật đã chứng tỏ những giá trị cao quý của mình: bình tĩnh ứng xử với các thảm họa, ý thức kỷ luật cao và khả năng phục hồi sau thảm họa kỳ diệu.

Cuốn sách làm sáng tỏ những sự kiện, hiện tượng cụ thể trong lịch sử Nhật Bản, để từ đó toát lên những  “giá trị Nhật Bản” đích thực, góp phần tăng cường sự hiểu biết của người Việt Nam về lịch sử, văn hóa Nhật Bản, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thắm thiết, bền chặt.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới