Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/05/2019 18:21 (GMT+7)

Tiền Giang: Khởi nghiệp thành công nhờ đam mê sáng tạo

Anh Trần Huỳnh Long, chủ Cơ sở cơ khí Long (ấp Tây, xã Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang) đã khởi nghiệp thành công nhờ đam mê sáng tạo, sau thời gian nghiên cứu, anh đã sáng chế thành công thiết bị rửa trái sa-pô-chê(hồng xiêm) rất tiện dụng, thiết bị này có thể rửa được 100 kg trái sa-pô-chê chỉ trong 15 phút.


Anh Trần Huỳnh Long, chủ Cơ sở cơ khí Long (áo xanh)

Tốt nghiệp ngành cơ khí (chuyên ngành gò, hàn) Trường Kỹ thuật Cao Thắng (TP. Hồ Chí Minh) năm 2003, anh xin vào làm tại một doanh nghiệp cơ khí ở TP. Hồ Chí Minh để trải nghiệm thực tế cũng như tích lũy kinh nghiệm. Đếnnăm 2011, anh về quê (ấp Tây, xã Kim Sơn) mở cơ sở gia công, lắp ráp các mặt hàng cơ khí dân dụng như: Cửa sắt, hàng rào di động cùng các thiết bị cơ khí khác khác theo đặt hàng của người dân. 

Nhận thấy Kim Sơn cùng một số xã giáp ranh như Vĩnh Kim, Phú Phong (huyện Châu Thành) có diện tích canh tác cũng như sản lượng thu hoạch trái sa-pô-chê hàng năm rất lớn nhưng công đoạn làm sạch trái (phần vỏ cám) trước khi xuất bán chủ yếu thực hiện bằng thủ công (rửa bằng tay) nên mất nhiều thời gian, công sức. Liên tưởng về đến chiếc máy rửa cà chua đã một lần được xem trên mạng, anh nảy sinh ý tưởng sáng chế ra thiết bị rửa trái sa-pô để giúp cho nhà vườn đỡ vất vả. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, phải mất gần 5 năm sau, ý tưởng trên mới trở thành hiện thực.

Thiết bị rửa trái sa-pô-chê do anh sáng chế có chiều dài 1,8 mét, ngang 0,5 mét với phần thân gồm 1 máng chứa nước ở phía dưới (thể tích khoảng 120 lít), phía trên là 4 trục chổi quay có tác dụng làm sạch bề mặt vỏ trái (sử dụng chổi vệ sinh nông sản) và nắp đậy hình bán nguyệt. Thân máy được đặt cố định trên 1 trục có lắp 2 bánh xe (tiện di chuyển trong đường hẹp nhờ xe máy), phía trước thân máy có lắp một trục răng đề điều chỉnh chiều cao của miệng ra tráikhi muốn tăng hoặc giảm tốc độ rửa (điều chỉnh miệng ra lên cao thì trái ra chậm và ngược lại).

 Thiết bị được vận hành nhờ 1 mô-tơ công suất 1 HP, thông qua hệ thống puli, dây cua-ro và nhông, xích sẽ kéo 4 trục chổi và mô-tơ bơm nước (sử dụng mô-tơ bơm nước lườn ghe máy) quay. 4 trục chổi khi quay vừa giúp làm sạch, vừa di chuyển trái từ miệng vào cho đến miệng ra (trái không được rớt xuống máng nước); đồng thời, mô-tơ bơm nước sẽ bơm nước lên đường ống (sử dụng ống nhựa Æ21 mm có đục nhiều lỗ nhỏ) được lắp dọc phía trên 4 trục chổi để kết hợp rửa sạch trái.

Anh Long cho biết, quá trình nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm khá gian nan và tốn nhiều chi phí (do phải sửa đi, sửa lại nhiều lần), phải mất 7-8 tháng anh mới hoàn chỉnh và cho ra đời thiết bị rửa trái sa-pô-chê đầu tiên. Đặc biệt, khâu tính toán đường kính puli để giảm tốc độ truyền động từ mô-tơ (1.450 vòng/phút) đến các trục chổi quay mất khá nhiều thời gian do phải thử đi, thử lại nhiều lần để có được đườgn kính puli truyền động phù hợp nhất (tốc độ nhanh quá làm trái bị trầy xướt, bầm). Việc lựa chọn chổi làm sạch với cỡ cước phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, nếu sợi cước nhuyễn, mềm đánh không sạch vỏ cám, còn nếu chọnsợi cước to, cứng dễ làm trầy xước vỏ. Ngoài ra, việc tính toán, phối hợp giữa tốc độ quay của trục chổi và thao thác cho trái vào rửa sao cho trái không bị rụng cuốn có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo anh Nguyễn Văn Quốc (ấp Tây, xã Kim Sơn) cho biết:Anh mua thiết bị rửa sa-pô do anh Long sáng chế được khoảng 7 tháng. Theo ông, thiết bị này vận hành rất hiệu quả, có thể rửa được 100 kg trái sa-pô chỉ trong 15 phút trong khi nếu rửa bằng tay phải mất 1,5 giờ (nhưng không bóng, đẹp bằng). Ngoài rửa sa-pô-chê vườn nhà, anh còn nhận rửa thuê cho các nhà vườn trong xã có nhu cầu với giá rửa gia công là 15 ngàn đồng/giỏ (khoảng 50 kg). Nhiều vựa trái cây lớn trong xã cũng đầu tư máy rửa sa-pô của cơ sở Cơ khí Long để vừa nhận rửa thuê cho nhà vườn, vừa đảm bảo kịp thời gian đóng hàng.

Ông  Nguyễn Văn Ta, chủ cơ sở kinh doanh sa-pô-chê ở ấp Phú Quới, xã Phú Phong(huyện Châu Thành)chia sẻ: Sử dụng thiết bị do anh Long sáng sáng chế để rửa trái sa-pô-chê rất tiện dụng do tiết kiệm thời gian, chi phí và thuê mướn nhân công. Hiện tại, mỗi ngày ông thuê anh Quốc rửa gia công vài tấn trái trái sa-pô-chê.So với thuê lao động rửa thủ công như trước đây, ông tiết kiệm được 50% chi phí, trong khi trái sa-pô-chê được rửa sạch, đều, bóng đẹp hơn và thời gian rửa cũng nhanh hơn rất nhiều.

Tính từ khi sáng chế thị bị đầu tay, đến nay anh Long đã sản xuất và xuất bán được trên40 thiết bị rửa sa-pô-chê cho nhà vườn ở trong và ngoài xã với giá 28 triệu đồng/thiết bị (thiết bị được bảo hành miễn phí trong 12 tháng).

Được sự hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ, hiện anh đã đã hoàn chỉnh thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp) cho thiết bị trên tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Trong thời gian tới, anh sẽ hoàn chỉnh hồ sơ thiết bị trênđể tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang tổ chức.

Tác giả bài viết: Huỳnh Văn Xĩ – LHH Tiền Giang

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.