Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/05/2021 23:58 (GMT+7)

Phú Yên: TS. Đặng Văn Lái –Người thầy truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học

TS. Đặng Văn Lái- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Phú Yênđược biết đến với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao. Thầy là người truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học đến đồng nghiệp và nhiều thế hệ sinh viên.
Thành công từ niềm đam mê 
TS. Đặng Văn Lái gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 2006 tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (nay là Trường Cao đẳng Công thương miền Trung). Từng trải quanhiều vị trí từ giảng viên, tổ trưởng, trưởng phòng đào tạo rồi Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa.Năm 2017 được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Nghề Phú Yên. Dù ở cương vị nào, TS. Đặng Văn Lái cũng luôn tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, đặc biệt là đam mê nghiên cứu khoa học. TS. NGND Trần Đắc Lạc – Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa nhận xét: TS. Đặng Văn Lái, với niềm đam mê cháy bỏng, một cái “tâm sáng”, tài năng của một nhà khoa học được đào tạo bài bản ở trong nước và ngoài nước, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng caonhư: “Nghiên cứu chế tạo môi chất dùng cho quá trình kết đông siêu tốc thủy sản sử dụng trên mô hình máy lạnh 1 cấp” (đề tài cấp bộ); đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Chế tạo máy điều hòa không khí chạy bằng năng lượng gió”; “Máy ly tâm tách chất kết tủa”.Nghiên cứu và xây dựng các chương trình cấp quốc gia về: “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ cao đẳng cho nghề cơ điện lạnh thủy sản, vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh”; “danh mục thiết bị tối thiểu, định mức kinh tế - kỹ thuật cho nghề Cơ điện lạnh thủy sản; “danh mục thiết bị tối thiểu, định mức kinh tế kỹ thuật cho nghề kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm và quản trị nghề khách sạn”…
Trao đổi về giải pháp “Pha chế môi chất nhiệt độ sôi -60 độ C cho máy lạnh 1 cấp dùng kết đông siêu tốc thủy sản” là phương pháp kết đông thủy sản được ngư dân đi biển và các cơ sở chế biến thủy sản sử dụng khá phổ biến.TS. Đặng Văn Lái cho biết: Phú Yên có nguồn thủy sản dồi dào, đặc biệt là cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, lâu nay ngư dân đi biển khi cá được câu lên bảo quản theo kinh nghiệm truyền thống, không đúng kỹ thuật dẫn tới chất lượng cá giảm, một số hư, giá bán rất thấp. Là người con của làng biển Đông Tác, chứng kiến bao nỗi vất vả của ngư dân trong đó có cả người thân của mình, TS. Đặng Văn Lái đã nung nấu ý tưởng và thực hiện thành công giải pháp trên, khắc phục được những hạn chế khi tạo được nhiệt độ sôi -60 độ C phục vụ cho kết đông siêu tốc thủy sản bằng máy lạnh 1 cấp.
Ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Bá Hải, cho hay: “Môi chất lạnh RTIC từ giải pháp này đã được áp dụng thành côngtrong thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Kết quả máy lạnh 1 cấp chạy ổn định với nhiệt độ sôi -60 độ C và có khả năng đạt đến -70 độ C. Hiện công ty đã đầu tư trang thiết bị và phối hợp với TS. Đặng Văn Lái cải tạo 10 tủ cấp đông thủy sản công suất 3HP từ nhiệt độ -30 độ C sang -60 độ C và sản xuất 10 tủ cấp đông -60 độ C”.
Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của các nguồn năng lượng tái sinh nói chung, năng lượng gió nói riêng trong tình trạng các nguồn năng lượng truyền thống trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, TS. Đặng Văn Lái thực hiện thành công Đề tài chế tạo máy điều hòa không khí chạy bằng năng lượng gió, được Hội đồng KH-CN tỉnh nghiệm thu, đánh giá cao; được UBND tỉnhcho phép thực hiện và hỗ trợ một phần kinh phí chế tạo máy điều hòa không khí sử dụng năng lượng gió công suất lạnh 9.000 BTU/giờ, góp phần giảm phụ tải lưới điện quốc gia và bảo vệ môi trường. Sản phẩm của đề tài được sử dụng làm mô hình giảng dạy học phần “Năng lượng tái tạo” của Trường Cao đẳng Công thương miền Trung và các cơ sở đào tạo trong cả nước. Phát triển từ đề tài này, giải pháp “Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình từ năng lượng gió” của thầy Nguyễn Tấn Tùng và Dương Thế Huy, khoa Cơ khí Chế Tạo đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật cấp tỉnh (2018-2019).

TS Đặng Văn Lái (phải) và TS. Lê Xuân Sơn (trái) giới thiệu sản phẩm từ rác thải nhựa ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng

Truyền lửa cho thế hệ tương lai
Từ những thành công của bản thân, TS. Đặng Văn Lái, đã truyền lửa niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho đồng nghiệp và bao thế hệ sinh viên qua những kinh nghiệm cụ thể: Nghiên cứu khoa học là hoạt động không dễ, tùy theo đặc thù mà mỗi lĩnh vực nghiên cứu sẽ có khó khăn khác nhau, nhưng điểm chung là đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Mọi thành công phải bắt đầu từ đam mê nhưng đam mê không vẫn chưa đủ mà phải biết xây dựng kế hoạch hiệu quả và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó. Khi còn là giáo viên,cũng như khi đảm trách công tác lãnh đạo, quản lý, TS Đặng Văn Lái luôn sát cánh cùng đồng nghiệp, cùng sinh viên, chính niềm đam mê nghiên cứu khoa học của thầy đã truyền lửa cho đồng nghiệp và sinh viên đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, đổi mới trong công tác nghiên cứu khoa học.
Trong 5 năm, từ năm 2015-2020, Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên có 99 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cấp tỉnh, cấp trường đã được nghiệm thu, công nhận. Trong đónhiều đề tài nghiên cứu mang tính thực tế cao, như: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống băng tải vận chuyển hàng hóa” được sử dụng vận chuyển hàng hóa tại làng biển phường Hòa Hiệp Trung (TX. Đông Hòa)của tác giải Đặng Trương Vĩnh – GV khoa Điện – điện lạnh; “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe lăn đa năng phục vụ người già, người bệnh tại tỉnh Phú Yên” đã được ứng dụng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Phú Yêncủa tác giả Phạm Hùng Anh – giáo viên khoa Cơ khí chế tạo…,
Để xử lý vấn đề rác thải nhựa và ô nhiễm môi trường, năm 2020, TS. Lê Xuân Sơn, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý KH-CN và Chất lượng đào tạo, đã có giải pháp “Nghiên cứu chế tạo viên sỏi từ rác thải nhựa ứng dựng trong lĩnh vực xây dựng”, đây là giải pháp TS Lái đóng góp sáng kiến 52%, Thầy Sơn 48%). Rác thải sau khi thu gom được phân loại, băm sơ bộ, rửa sạch để loại bỏ tạp chất và cho vào thiết bị ly tâm để làm khô nhựa. Sau đó gia nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu sẽ trộn, làm nóng chảy nhựa và chất phụ gia tạo thành những viên sỏi có kích thước khác nhau.Sản phẩm có thể ứng dụng để đúc bê tông, làm gạch không nung… Giải pháp này có ý nghĩa thực tiễn rất cao, mở ra triển vọng mới trong việc dùng rác thải nhựa tạo ra sản phẩm hữu ích, góp phầngiảm tác hại ô nhiễm môi trường.
Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để chung tay cùng cộng đồng ứng phó với đại dịch, giảng viên Khoa Điện - Điện lạnh đã sáng chế thiết bị rửa tay sát khuẩn tự động. Kỹ sư Vũ Thanh Tân, tác giả của thiết bị này, cho biết: Máy rửa tay sát khuẩn tự động có cấu tạo nhỏ gọn, dễ sử dụng, có cảm biến phát hiện bàn tay người và tự động phun dung dịch khử khuẩn nên dễ dàng và tiện lợi cho mọi người trong việc rửa tay. Máy sát khuẩn tự động ban đầuđược lắp đặt tại trường, một số điểm cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là phát huy tác dụng lắp đặt máy để phục vụ tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII; sau đó được Tổ chức GIZ (Deutsche Gesellschaft fur Internationale Zusammenarbeit - Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ ứng dụng tại các cơ quan, trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh Phú Yên…Đến nay đã xuất xưởng khoảng1.000 máy sát khuẩn phục vụ cộng đồng.
Năm 2021, nhóm tác giả Trần Anh Tín, Nguyễn Ngọc Tiến, Đặng Văn Diện,  sinh viên lớp TC điện công nghiệp K18-3N sáng tạo ra sản phẩm “Hệ thống điện kết hợp năng lượng mặt trời và điện lưới trong điều khiển, giám sát tốc độ quạt” đạt giải 3 Hội thi STKHKT tỉnh đã góp thêm thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường. Kỹ sư Vũ Thanh Tân, giảng viên Khoa Điện, tự hào nói: “Từ khi TS. Đặng Văn Lái về trường đảm trách công tác lãnh đạo, quản lý, ở mỗi cuộc họp thầy đều truyền “lửa” niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho đồng nghiệp và sinh viên.Thầy luôn thế hiện sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên các giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tham dự các hội thi tay nghề, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật. Thầy là động lực giúp nhiều đồng nghiệp trong đó có tôi tham gia cùng các nhóm giáo viên và sinhviên thực hiện nhiều mô hình, giải pháp đạt giải cao. Trong 99 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cấp tỉnh, cấp trường đã được nghiệm thu, công nhận, riêng TS. Đặng Văn Lái có 7 đề tài cấp bộ, đã nói lên tính đầu tàu, gương mẫu trong nghiên cứu khoa học để đồng nghiệp và sinh viên học tập, noi theo”.
Bà Lâm Vũ Mỹ Hạnh – PGĐ Sở KH&CN tỉnh Phú Yên nhận xét: TS. Đặng Văn Lái là một trí thức có niềm đam mê nghiên cứu khoa học cháy bỏng. Anh đã thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ. Kết quả nghiên cứu của anh có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn, mang lại hiệu quả, ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất. Thật đáng quý biết bao, khi tỉnh nhà có những trí thức như TS. Đặng Văn Lái luôn giữ cho mình một tinh thần nhiệt huyết cống hiến cho khoa học.
 TS. Đặng Văn Lái với những sáng tạo nổi bật nhiều năm qua, đã vinh dự được nhận nhiều giấy khen, Bằng khen của các cấp các ngành, được Tổng LĐLĐ tặng Bằng Lao động Sáng tạo, đặc biệt Thầy là người đầu tiên ở Phú Yên được ghi vào sổ Vàng Sáng tạo Kỹ thuật năm 2014.
Thùy Trang (LHH Phú Yên)

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới