Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 20/03/2020 22:08 (GMT+7)

Blue Eye, hỗ trợ đọc văn bản cho người khiếm thị

Blue Eye là giải pháp sáng tạo vừa được Ban Tổ chức trao giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ 8 tỉnh Phú Yên, đây là giải pháp được Ban Giám khảo đánh giá tốt vì có tính nhân văn cao nhằm giúp người khiếm thị có thể tiếp cận dễ hơn với các kho sách, văn bản thực tế trong đời sống. Sản phẩm này là sáng tạo của Phạm Nhật Hoàng, học sinh lớp 12 Lý Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa), Phú Yên.

Description: C:\Users\Dell\Desktop\Phạm Nhật Hoàng giới thiệu thiết bị “Blue Eye, ứng dụng di động hỗ trợ đọc văn bản cho người khiếm thị 1.jpg

Phạm Nhật Hoàng giới thiệu sản phẩm Blue Eye

Nói về sản phẩm của mình, Phạm Nhật Hoàng chia sẻ: Người tàn tật nói chung, người khiếm thị nói riêng phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, nhưng họ luôn có sự nỗ lực, sáng tạo và vươn lên bằng nội lực mạnh mẽ. Chỉ có điều còn chưa nhiều những tấm lòng, những bàn tay chắp cánh để họ hoà nhập. Xuất phát từ những trăn trở, suy tư đó, cùng với có lần em đọc được thông tin nói về một người thầy ở TP Hồ Chí Minh sáng tạo ra chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách. Tuy nhiên, với sản phẩm này, người đọc phải giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình đọc nên sẽ không được vận động thoải mái. Vì thấu hiểu được sự khó khăn của người khiếm thị khi tiếp cận các văn bản thông thường, hoặc thế giới công nghệ số, với mong muốn tạo ra một sản phẩm hữu ích, giúp người khiếm thị đọc sách mà vẫn có thể vận động cơ thể, ngay từ năm lớp 10, Nhật Hoàng đã bắt tay vào thực hiện ý tưởng và cho ra sản phẩm đầu tay tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh. Tuy nhiên, do sản phẩm bị ẩm, các bo mạch gặp sự cố nên sang lớp 11, Nhật Hoàng cải tiến và hoàn chỉnh sản phẩm.

Để tạo nên công cụ giúp người khiếm thị đọc văn bản, Phạm Nhật Hoàng đã sử dụng camera và vi mạch để thu thập hình ảnh văn bản sau đó chuyển thành giọng nói, giúp người khiếm thị có thể tiếp cận dễ hơn với các kho sách, văn bản thực mà không cần phải đợi chuyển đổi sang ngôn ngữ ký hiệu Braille. Vì người sử dụng khó có khả năng thao tác trên điện thoại thông minh nên phần mềm điều khiển được Hoàng thiết kế bằng các nút hỗ trợ.

Thiết bị “Blue Eye, ứng dụng di động hỗ trợ đọc văn bản cho người khiếm thị” được thiết kế chạy trên nền tảng Android, sử dụng phần mềm Vbee, phần mềm chuyển đổi văn bản Tiếng Việt thành giọng nói (Text to speech) với chi phí rất thấp (500 đồng/1.000 kí tự, được miễn phí 10.000 ký tự). Tuy nhiên ban đầu, vì Hoàng sử dụng phần mềm nhận diện ngôn ngữ không trả phí nên việc nhận diện ngôn ngữ rất khó khăn. Về sau, để đảm bảo ứng dụng trên không gặp sự cố khi hoạt động, Hoàng đã đi làm thêm, dạy gia sư để dành được 6 triệu đồng và mua server Cloud Google OCR - server có chức năng nhận diện chữ viết thông qua hình ảnh; nhờ vậy, ứng dụng chạy nhanh và mượt hơn.

 Phạm Nhật Hoàng chia sẻ thêm: Ban đầu thiết bị Blue Eye được thiết kế để đọc được các văn bản trên giấy. Cụ thể, Hoàng thiết kế một khay có kẹp để cố định trang sách, một khay khác để cố định điện thoại sau đó bấm nút hỗ trợ để điện thoại chụp ảnh trang sách, sau đó xử lý thành văn bản và đọc trên điện thoại. Tuy nhiên, sau đó, em viết lại chương trình, nâng cấp lên một bước để ứng dụng không chỉ đọc báo giấy mà còn có thể đọc tất cả các trang báo mạng. Thời gian để điện thoại xử lý văn bản và đọc thành tiếng mất khoảng 10-15 giây. Nếu quá 20 giây, hệ thống sẽ báo lỗi để người khiếm thị có thể căn chỉnh lại sách, điện thoại. Với những tính năng đó, Blue Eye là một giải pháp để giúp người khiếm thị tiếp cận được các loại sách, báo, tạp chí... thông thường mà không cần nhiều sự giúp đỡ của người thân, chủ động hơn trong việc đọc và học tập.

Vì sản phẩm là phần mềm trên điện thoại, nên việc nâng cấp và sửa chữa một cách dễ dàng. Hiện, server Cloud Google OCR đã được Nhật Hoàng mua từ đầu nên người dùng sau không phải trả phí. Riêng chi phí chuyển văn bản thành giọng nói do người sử dụng trả nhưng mỗi tháng chỉ tốn 20.000-30.000 đồng. Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn còn hạn chế là không phải điện thoại thông minh nào cũng có thể sử dụng được vì vậy thời gian tới, Hoàng cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp phần lập trình để sản phẩm chạy nhanh hơn, chính xác hơn như: Tăng sự phổ biến của phần mềm, phát triển trên hệ điều hành IOS, thêm chức năng nhận và đọc email, nghiên cứu kết hợp trí tuệ nhân tạo AI vào sản phẩm, với mong muốn sản phẩm được thương mại hóa và trở nên thực sự hữu ích với người khiếm thị.

Nhận xét về giải pháp này, ông Nguyễn Chí Sỹ - GĐ. Trung tâm CNTT, Sở Thông tin và Truyền thông, thành viên Ban giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ 8 đánh giá: Nhu cầu đọc tài liệu, văn bản cũng như sách báo, tạp chí của người khiếm thị là rất lớn. Do vậy, giải pháp này nhằm giúp cho những người khiếm thị, lựa chọn những sách hay phù hợp với nhu cầu, đồng thời còn giúp người khiếm thị tiếp cận với kiến thức từ sách ở nhiều dạng thức đa dạng, từ đó phát triển tư duy, nâng cao khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh, nâng cao văn hóa đọc. 

Blue Eye, ứng dụng di động hỗ trợ đọc văn bản cho người khiếm thị” là sản phẩm giàu tính nhân văn, mang nhiều tiện ích, phù hợp để sản xuất, cung cấp cho các trung tâm dành cho người khiếm thị, qua đó thắp lên niềm tin cho những người khuyết tật, góp phần giúp họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

Tác giả bài viết: Thùy Trang

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.
Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.