Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/03/2003 22:13 (GMT+7)

Trần Huy Liệu (1901-1969): Nhà cách mạng, nhà sử học tiêu biểu

Trần Huy Liệu sinh ngày 5 tháng 11 năm 1901 (tức ngày 13 tháng 10 năm Tân Sửu) tại làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước.

Chính cái nghèo và chí yêu nước đã thôi thúc ông rời quê hương ngoài Bắc để vào Nam lập nghiệp và ngóng chờ vận nước. ở Sài Gòn, tuổi trẻ của ông lập tức được cuốn hút vào không khí chính trị sôiđộng của các biến cố lịch sử. Ông làm báo đòi quyền dân chủ, lên tiếng đòi thả Phan Bội Châu, đứng ra tổ chức đám tang Phan Chu Trinh. Ông tham gia lập Đảng Thanh niên, rồi trở thành yếu nhân của tổchức tiểu tư sản chống Pháp - Việt Nam Quốc dân đảng ở Nam Kỳ (1927-1928). Ông bị thực dân Pháp bắt và kết án đày ra Côn Đảo (1928-1934) và chính tại đây, ông đã gặp gỡ những chiến sĩ cộng sản. Ratù, ông tuyên bố ly khai Quốc dân đảng và tán thành chủ nghĩa cộng sản. Ông bị chính quyền thực dân trục xuất ra Bắc và tại đây, ông đã gia nhập Đảng Cộng sản, dốc tâm trí vào các hoạt động báo chícông khai của Đảng ở Hà Nội (1936-1939) cho đến khi bị bắt đầy lên Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ. Tháng 3-1945, ông tham gia cuộc nổi dậy phá nhà giam ở Nghĩa Lộ, vượt ngục về Hà Nội, bí mật làm báo Cứuquốc, gấp rút tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Tháng 8-1945, ông dự Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào và được bầu làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Dân tộc Giải phóng. Cách mạng thành công, ông được cử làm Bộtrưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động, thay mặt Chính phủ cách mạng chấp nhận sự thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại. Ông còn là Chính trị Cục trưởng trong Quân sự uỷ viên hội, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủtịch Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Thống nhất của Quốc hội...

Nếu cuộc đời chính trị của Trần Huy Liệu có những thăng trầm, nhưng không khi nào đi chệch khỏi lý tưởng phụng sự dân tộc thì cuộc đời cầm bút của ông là sự thành đạt của một tài năng suốt đời hướngtìm sự thật. Với nhiều bút danh như Nam Kiều, Đẩu Nam, Côi Vị, Hải Khách v.v... Trần Huy Liệu đã sớm có mặt trên thi đàn với những vần thơ đầy khí phách “Muốn hét một hơi toang vũ trụ, Mong nghìn thunữa có non sông” để chiếm lĩnh một chỗ đứng vững chắc trong dòng thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam. Ngòi bút của ông cũng sớm tung hoành trong làng báo để trở thành thế hệ những người mở đường chodòng báo chí yêu nước và cách mạng Việt Nam...

Chính bản lĩnh của một nhà hoạt động chính trị, tâm hồn của nhà thơ và sự sắc sảo tinh tế của nhà báo đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong tính cách và toàn bộ sự nghiệp sử học của Trần Huy Liệu - sựnghiệp mà ông đắc ý nhất và choán phần lớn công việc trong ngót hai chục năm cuối đời.

Thực ra, Trần Huy Liệu gắn bó với sử học cùng với lúc ông bước vào con đường hoạt động chính trị, vì ông đã tìm thấy trong sử học sức mạnh thức tỉnh và sự cổ vũ cho sự nghiệp cứu nước. Nếu như trướccách mạng, ông đã lập Cường Học thư xã (1927), một nhà xuất bản chuyên in và phát hành những cuốn sách giới thiệu các danh nhân lịch sử, thức tỉnh lòng yêu nước của đồng bào thì sau này khi cách mạngthành công, Trần Huy Liệu trở thành người gây dựng nền móng và là trụ cột cho một nền sử học mới. Ông được giao thành lập và chỉ đạo Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa (1953), rồi kiêm Phó ban Nghiên cứu Lịchsử Đảng Trung ương, Viện trưởng Viện Sử học, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam. Trước khi thành lập Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa 1 năm, trong văn bản đề nghị Trung ương Đảng cho thành lậpban này, Trần Huy Liệu đã nhấn mạnh: “Muốn dựng nước và giữ nước thành công, mỗi người dân Việt Nam phải có được lòng tự tôn dân tộc, kết hợp với lòng yêu nhân loại. Muốn có lòng tự tôn dân tộc thìtrước hết phải hiểu được sự sáng tạo của dân tộc ta, của nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất trải qua bao nhiêu đời nay... Học tập lịch sử dân tộc, địa lý của dân tộc, văn học của dân tộcchính là vũ khí để phát huy những tinh thần ấy”. Những tư tưởng ấy đã trở thành định hướng phát triển không chỉ của ba bộ môn Văn - Sử - Địa mà còn đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành tổchức khoa học xã hội nhân văn của đất nước. Sau này, Trần Huy Liệu còn là Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Chủ tịch sáng lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông không chỉ là người tập hợp vàđào tạo đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu lịch sử mà còn là tác giả của hàng loạt những công trình sử học tiêu biểu. Tầm vóc và độ bền vững của những công trình này được khẳng định trên nềntảng sử liệu phong phú, đáng tin cậy, được viết bởi ngòi bút sắc sảo và tấm lòng tha thiết với truyền thống lịch sử dân tộc.

Chính thực tiễn đấu tranh cách mạng đã thắp lên trong Trần Huy Liệu niềm khao khát muốn viết lại pho sử cách mạng của dân tộc với tư cách là một nhân chứng lịch sử. “Đã từ lâu lắm, vì nhu cầu củathời đại, vì tính thích nghiên cứu về sử học, nhất là say sưa về những chuyện cách mạng gần đây, tôi ôm mộng lớn là viết một quyển sử cách mạng Việt Nam từ thời Pháp thuộc”. Và mộng lớn đã thành hiệnthực khi ông lần lượt cho ra đời vào các năm 1956, 1959 và 1960 ba tập Bộ Lịch sử 80 năm chống Pháp. Tác phẩm này viết về quá trình từ khi thực dân Pháp sang đánh chiếm nước ta, về cuộc kháng chiếnanh dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết thúc bằng thắng lợi to lớn của Cách mạng Tháng Tám. Đây là một bộ sách lịch sử thể hiện nhuần nhuyễn tư duy lý luận Mác xít, tư liệu lịch sửphong phú, độc đáo.Với công trình đầy tâm huyết này, GS. Viện sỹ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học CHDC Đức Trần Huy Liệu đã được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Ngoài ra, còn phảikể đến những bộ sách lớn ông đã viết như “Sơ thảo sử cách mạng cận đại Việt Nam” (viết năm 1950 - 1951), bộ sách 12 tập “Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam” (1954-1958) cùng hàng trăm bàiviết khác. Tại buổi lễ chào mừng các nhà khoa học được Giải thưởng Hồ Chí Minh của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, GS. Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học đã nói: “... Giải thưởngHồ Chí Minh dành riêng cho một số công trình sử học tiêu biểu của Trần Huy Liệu là rất xứng đáng và chúng tôi hy vọng sự đánh giá về anh cùng với thời gian sẽ ngày càng sáng tỏ hơn, vì anh thực sự làmột nhân vật lịch sử. Khi còn sống anh đã từng đóng góp nhiều cho sự đánh giá những nhân vật quá khứ, nay đến lượt của chính anh”...

Trần Huy Liệu đã đột ngột qua đời ngày 28-9-1969, để lại một khối lượng to lớn những công việc ông đã làm trong buổi đầu gây dựng nền móng cho sử học cách mạng Việt Nam. Vậy mà trong di chúc củamình, ông chỉ để lại những dòng thật giản dị: “Tôi chết đi không có tiền bạc gì cả, chỉ có bản thảo ghi chép và sách vở cống hiến rất quý cho việc nghiên cứu lịch sử”. Là một sử bút cương cường, đầykhí phách, trung thực với sứ mệnh người viết sử chân chính, Trần Huy Liệu xứng đáng được giới sử học cách mạng Việt Nam tôn là Người Anh Cả.

* Bài viết tham khảo tư liệu từ:

- Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội, “Hồi ký Trần Huy Liệu”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội-1991.

- Văn Tạo, “Trần Huy Liệu - nhà sử học tiêu biểu của chúng ta”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 1 năm 1994.

- Quốc Anh, “Ký ức về nhân cách của một nhà khoa học lớn”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 33 năm 1996.

Phạm Xuân Nam và Q.A, “Trần Huy Liệu- nhà cách mạng, nhà văn hoá đầy nhiệt huyết”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 65 năm 1999.

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.