Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/09/2019 09:08 (GMT+7)

Thái Bình: Phản biện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Ngày 18/9/2019, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn phản biện Đề án “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn, phản biện…


Theo Hội đồng phản biện, đây là đề án có mục tiêu, nội dung phù hợp với định hướng, yêu cầu, các chương, mục đầy đủ, có cơ sở khoa học và luận cứ rõ ràng, việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác như cây ăn quả là một hướng đi đúng trên cơ sở định hướng chính sách của các cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, Đề án cần lưu ý, thế mạnh của Thái Bình là cây lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Xét về mặt vĩ mô, chuyển đổi một phần đất lúa sang trồng cây ăn quả là phát triển thị trường ngách cho sản phẩm cây ăn quả: tạo sản phẩm quả ăn tươi phục vụ tại địa phương nên giảm chi phí vận chuyển so với việc mang từ nơi sản xuất tập trung khác về đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh.

Vì vậy, phát triển cây ăn quả phải chú ý đến lợi thế vị trí địa lí, chú ý dự tính lượng quả tươi, lượng từng loại cây ăn quả muốn chuyển đổi mà tỉnh Thái Bình có thể tiêu thụ, phân phối và chỉ nên tập trung trồng mỗi mô hình 1-2 loại cây trồng để tạo ra lượng hàng hoá đủ lớn và không bị phân mảng manh mún.

Mặt khác, trong đề án có cả quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nên chăng Đề án chỉ tập trung chuyển đổi đất sang trồng cây lâu năm (trong đó cây ăn quả là chính), cây ngắn ngày (có rau, hoa) và cây dược liệu. Cơ quan soạn thảo cũng cần rà soát, loại bỏ những căn cứ không liên quan, bổ sung các quyết định/nghị quyết về định hướng/quy hoạch đô thị, công nghiệp liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là sử dụng đất lúa trong phần cơ sở pháp lý xây dựng Đề án.

Theo đó, bố cục Đề án cũng cần chỉnh sửa để các chương, mục thêm tính logic và khoa học. Phần giải pháp thực hiện nên phân chia theo nhóm: giải pháp về khoa học - công nghệ, giải pháp về vốn, giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về thị trường…từ đó phân rõ hơn trách nhiệm của từng đơn vị trong việc triển khai các nhiệm vụ của đề án.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các ngành, Hội đồng phản biện yêu cầu đơn vị chủ trì Đề án - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung bố cục và hoàn thiện nội dung Đề án nhằm đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Thái Bình trong việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quảtrước khi trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới