Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/03/2007 23:07 (GMT+7)

Thị trường chứng khoán Việt Nam cần một trung tâm chỉ huy đủ mạnh

Một thị trường quá non trẻ

Mới hình thành và hoạt động được hơn 10 năm, TTCKVN hôm nay, dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận, nhưng vẫn là một thị trường còn quá non trẻ. Nó non trẻ không chỉ trong quan hệ so sánh TTCK của các nước đang phát triển trên thế giới mà non trẻ ngay trong quan hệ so sánh với các thị trường khác trong nước, với quá trình đổi mới nền kinh tế quốc dân của nước ta. Số lượng các công ty niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung còn quá ít; trong khi nhiều nước trên thế giới, chỉ số trên thị trường đã tập hợp theo ngành thì ở nước ta, do quy mô còn quá nhỏ, nên VN-Index hãy còn là chỉ số tổng hợp chung cho toàn bộ thị trường cả nước, công nghệ trong giao dịch trên thị trường hãy còn rất khiêm tốn, v.v…

Tuy non trẻ như vậy, nhưng hiện tượng lạ hay có thể gọi đó là hiện tượng không bình thường đã xảy ra là thị giá cổ phiếu trên TTCKVN trong thời gian qua liên tục tăng và tăng tới mức khá cao. Phiên giao dịch chào xuân ngày 26/02/2007 trên hai trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM và Hà Nội đã được đánh giá là vô cùng sôi động, thị giá chứng khoán đã “kịch trần” và VN-Index đã đạt tới 1.129,02 điểm. Từ hiện tượng đó, đã có rất nhiều ý kiến ngược nhau trong việc đánh giá sự phát triển của TTCKVN. Có ý kiến cho rằng, đó là dấu hiệu đáng phấn khởi, phản ánh đúng sự phát triển khả quan của nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ý kiến ngược lại thì cho rằng, đó là sự phát triển quá nóng, có những nguyên nhân không bình thường và tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Chúng tôi cho rằng, loại ý kiến thứ hai rất cần được nghiên cứu, phân tích đầy đủ hơn để chỉ rõ, những nguyên nhân không bình thường, những rủi ro tiềm ẩn từ sự phát triển quá nóng hiện nay của TTCKVN.

Sai từ Luật Chứng khoán

Luật chứng khoán đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội VN khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Phải thừa nhận rằng, sự ra đời của Luật Chứng khoán đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trên TTCK ở nước ta, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, một trong những sai lầm của Luật Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Khoản 1, Điều 8, Luật chứng khoán quy định: “UNCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính…”. Đây là sự nhầm lẫn tai hại. Bởi lẽ, các giao dịch trên TTCK có phạm vi rất rộng và nhạy cảm. Vì vậy, là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN đã “múa tay trong bị” trong không ít trường hợp cần có những chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế những tiêu cực trên TTCK. Chẳng hạn như, các ngân hàng vô tư cho nhà đầu cơ trên thị trường thứ cấp vay vốn để mua chứng khoán đã mua được - thực chất là “bơm tiền” ra để tạo thành nhu cầu giả trên TTCK - thì UBCKNN không thể vượt qua quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước; khi rất cần qui định chặt chẽ hơn về quyền mua chứng khoán trên TTCK của nhà đầu cơ nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng găm chứng khoán của nhà đầu cơ nước ngoài,UBCKNN cũng không đủ thẩm quyền; khi những thông tin nội gián bị phát hiện phục vụ cho một nhóm nhà đầu cơ trục lợi, UBCKNN cũng không thể xử lý ngay,…

Có thể nói, việc đặt UBCKNN thành cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy yếu hiệu lực điều hành của UB này và làm xuất hiện những dấu hiệu bất ổn trên TTCKVN trong thời gian qua. Sự suy yếu hiệu lực điều hành của UBCKNN không chỉ xuất phát từ bản thân UB này mà quan trọng hơn là sự phối hợp, kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan thuộc Chính phủ trong điều hành TTCK đã không thực hiện tốt.

Chất lượng hàng hoá chưa được coi trọng

Hàng hoá được mua - bán trên TTCK là loại hàng hóa đặc biệt, đó là những cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá trị khác được phép trao đổi trên TTCK. Hơn nữa, sự tăng, giảm giá của hàng hóa đặc biệt này trên TTCK lại phụ thuộc vào năng lực tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán. Tuy nhiên có thể nói, chất lượng của hàng hóa trên TTCKVN hiện nay chưa được coi trọng.

Trước hết, cũng là những cổ phiếu được niêm yết, nhưng cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán phải thoả mãn những điều kiện rất khác nhau. Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 14/2/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán như sau:

“a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết 80 tỷ đồng VN trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

b) Hoạt động kinh doanh trên hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế đến năm đăng ký niêm yết…”.

Khoản 1 Điều 9 của Nghị định nêu trên quy định điều kiện niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán như sau:

“a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng VN trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

b) Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước”.

Quy định nêu trên đã được đánh giá là cú hích tích cực nhằm tăng cung về hàng hoá trên TTCK. Song, mặt trái của nó là tung ra thị trường hai loại hàng hóa với chất lượng chênh lệch nhau quá lớn. Ai dám đảm bảo không có những rủi ro bất thường xẩy ra đối với cổ phiếu của các công ty nhỏ bé đang niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán?

Ngoài ra, chất lượng kiểm toán các báo cáo tài chính của các công ty cổ phần tham gia niêm yết chưa cao; việc công khai các thông tin theo quy định bắt buộc của Luật Chứng khoán được tôn trọng… cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa trên TTCK hiện nay.

Nhận thức về TTCK của người tham gia mua, bán còn hạn chế

Nếu là một nhà đầu tư thực sự, khi tham gia mua, bán chứng khoán trên TTCK, nhà đầu tư cần rất nhiều thông tin từ đơn vị phát hành. Tuy nhiên, điều đó chưa có ở TTCKVN với những phiên giao dịch trong thời gian vừa qua. Hầu như tất cả những người tham gia mua, bán cổ phiếu trên sàn giao dịch đều không quan tâm đến báo cáo tài chính, báo cáo bạch… của đơn vị phát hành. Ví dụ, tại phiên giao dịch chào xuân Đinh Hợi ngày 26/02/2007, tại TP HCM, người bán tung ra bao nhiêu đều được mua sạch với giá kịch trần, những mã cổ phiếu vốn yếu thế từ trước như BBT, LAF cũng được bán hết. Tương tự như vậy, ở Hà Nội, tất cả các cổ phiếu bất kể của doanh nghiệp nào đều tăng giá đồng loạt và được mua hết. Người tham gia TTCK ở nước ta còn có nhận thức rất hạn chế về TTCK là tất yếu khách quan. Bởi lẽ, TTCK là lĩnh vực còn rất mới không chỉ với nhân dân mà ngay cả với những nhà quản lý. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận những người tham gia TTCK trên thị trường thứ cấp VN không phải là nhà đầu tư. Họ là những nhà đầu cơ, mua vào để bán ra nhằm thu chênh lệch. Họ không có ý định giữ cổ phiếu mua được trong dài hạn. Vì vậy, họ không thực sự quan tâm đến những thông tin chi tiết của tổ chức phát hành. Đó là một sai lầm rất nguy hiểm. Khi người tham gia TTCK không thật sự quan tâm và đòi hỏi, việc công khai các báo cáo tài chính, bản cáo bạch… cũng không thực hiện nghiêm túc.

Hậu quả tất yếu

Lý thuyết và thực tiễn của TTCK đã chỉ ra rằng, sự tăng giá của cổ phiếu là biểu hiện của hiện tượng “bong bóng tài chính” đã xuất hiện. Chỉ số P/E - tỷ lệ giữa giá cổ phiếu hiện tại/thu nhập của mỗi cổ phiếu - là cái “phong vũ biểu” để cảnh báo về hiện tượng “bong bóng tài chính”. Với những hiện tượng bất ổn trên TTCKVN thời gian qua, có thể cho rằng, “bong bóng tài chính” đã xuất hiện. Và theo quy luật, “bong bóng tài chính” không thể giữ mãi mà tất yếu là “xì hơi”. Khi đó, một thảm hoạ, tuỳ theo quy mô của TTCK, sẽ xảy ra đối với nền kinh tế. Sẽ có hàng triệu người “chơi” cổ phiếu trắng tay. Sẽ có nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng không thể thu hồi được vốn cho vay, buộc phải quản lý những cổ phiếu mất giá trị - vật thế chấp khi nhà đầu cơ xin vay. Lưu chuyển tiền tệ, lưu thông hàng hoá, đời sống người lao động và cuối cùng là sự tăng trưởng của nền kinh tế không thể không bị ảnh hưởng.

Cần một “nhạc trưởng” tài ba

Từ những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến những bất ổn của TTCK và hậu quả tất yếu sẽ xảy ra nêu trên, Nhà nước - với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân – có rất nhiều việc phải làm. Song đòi hỏi quan trọng và cấp bách nhất là cần có một trung tâm chỉ huy thực sự đủ năng lực, hay nói cách khác là cần một “nhạc trưởng” tài ba để đủ sức “chỉ huy dàn nhạc” phức tạp này. Người “nhạc trưởng” ấy phải đủ sức chỉ đạo, điều tiết cho TTCK khi thăng, khi trầm; ngăn chặn ngay những gian lận; tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến TTCK. Chúng ta có thể tìm người “nhạc trưởng” ấy ở đâu? Trả lời câu hỏi ấy không dễ, nhưng không thể chậm trễ.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.