Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/12/2018 18:24 (GMT+7)

Thái Bình: Liên hiệp Hội phản biện Đề án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Theo nhận xét của Hội đồng phản biện: Báo cáo tổng hợp Đề án “Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình và hội nhập quốc tế đến năm 2025” có mục tiêu, nội dung cụ thể rõ ràng, phù hợp với định hướng, yêu cầu, lộ trình sắp xếp, tinh gọn các đơn vị  sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; có hình thức trình bày tương đối rõ ràng. Nhóm nghiên cứu  đã thu thập khá đầy đủ số liệu về thực trạng giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh (từ quy mô trường lớp, số lượng, chất lượng đội ngũ đến điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị), có đối chiếu với quy chuẩn, với những nhận xét, đánh giá cụ thể, giúp độc giả nắm được bức tranh toàn cảnh của giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Bình.

Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn, phản biện đã chỉ ra rằng bản Báo cáo tổng hợp Đề án còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Quá trình khảo sát, thống kê còn nhiều sai sót, Đề án chưa đề cập đến hướng phát triển, sáp nhập hoặc giải thể đối với trường Trung cấp nghề Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; Về đào tạo nghề cho người khuyết tật: Đề nghị đưa vào đề án việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật vào trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật vì tương đồng về chức năng, nhiệm vụ và tập trung nguồn lực để phát triển trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật đồng thời phù hợp với tinh thần của nghị quyết 19, hội nghị BCH trung ương 6, khóa XII.

Trong phần thứ nhất của Đề án nên bổ sung các nội dung như: Trình độ tay nghề học sinh, SV tốt nghiệp được nhà trường, doanh nghiệp đánh giá ntn; tỉ lệ tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo ... để phản ánh kết quả công tác giáo dục nghề nghiệp. Đây là những nội dung thiết yếu của phần thức trạng; thông tin về số lượng CBQL, GV của từng loại hình cơ sở GDNN: cần, có, cân đối thừa thiếu so với nhiệm vụ hiện nay. Có như vậy mới có đầy đủ căn cứ xây dựng đội ngũ. Đề án cũng cần chú ý xem xét lại phần phụ lục cũng như kiến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo tính khả thi cho Đề án.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các ngành, Hội đồng phản biện yêu cầu: các cơ quan chuyên môn của tỉnh cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung bố cục và hoàn thiện nội dung đảm bảo tính sát thực với điều kiện thực tế trong việc Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình và hội nhập quốc tế đến năm 2025” trước khi trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới