Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/09/2020 23:22 (GMT+7)

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội

Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị về việc "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Chỉ thị được ban hành đã tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng.

Chia sẻ với vusta.vn, ông Phan Văn Phấn – Chủ tịch Liên hiệp Hội Lâm Đồng cho hay, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TW,  Liên hiệp Hội đã tham mưu Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức triển khai, học tập và quán triệt nội dung Chỉ thị đến các tổ chức thành viên, đội ngũ trí thức trong toàn tỉnh; đồng thời, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 07/9/2010 về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị.

Ông Phan Văn Phấn – Chủ tịch Liên hiệp Hội Lâm Đồng (ảnh st)

Ông Phấn cho biết, Liên hiệp Hội đã bám sát các kế hoạch, nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt vai trò tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ của tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thực hiện có hiệu quả hoạt động sáng tạo kỹ thuật, đạt được nhiều giải thưởng cao tại địa phương cũng như trung ương; triển khai hiệu quả Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần thứ I năm 2015; từng bước đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên phạm vi toàn tỉnh; tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả lao động; đề xuất giải pháp trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

Trong những năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 48-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, hoạt động của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên đã có những bước chuyển biến rõ rệt, thể hiện trong công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Liên hiệp Hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học.

Liên hiệp Hội luôn bám sát nội dung trong Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 48-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng để triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương có liên quan đến hoạt động của Liên hiệp Hội; quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Qua đó, đã nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ trí thức đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, ông Phấn cho biết.

Nhìn chung, việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 48-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng. Liên hiệp Hội và các Hội thành viên đã đẩy mạnh công tác tham mưu nhằm tăng cường hoạt động về tập hợp trí thức; xây dựng và kiện toàn bộ máy; tổ chức hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội. Hoạt động của Liên hiệp Hội luôn bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Nhận thức của các tổ chức Đảng, chính quyền trong các tổ chức hội, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đã có nhiều chuyển biến tích cực; vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội ngày càng được khẳng định trong xã hội; mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với trí thức ngày càng được tăng cường.

Tuy nhiên, theo ông Phấn, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế và khó khăn như một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó, việc tập hợp lực lượng trí thức khoa học và công nghệ còn gặp khó khăn, hiệu quả chưa cao; Việc phát huy năng lực, tiềm năng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vẫn còn hạn chế. Việc điều phối hoạt động với các tổ chức thành viên cũng như công tác tập hợp lực lượng trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh chưa sâu, rộng; chưa tập hợp và phát huy tốt khả năng của đội ngũ trí thức trong việc tham gia giải quyết các vấn đề có tính đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Việc tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, thiếu chủ động; năng lực sáng tạo, khả năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Ngoài ra, theo ông Phấn những mặt hạn chế này là do các nguyên nhân như Lâm Đồng là tỉnh miền núi, điều kiện địa lý, giao thông đi lại còn khó khăn, sự phát triển về kinh tế - xã hội còn chậm; vì vậy, đã ảnh hưởng đến việc tập hợp và phát huy đội ngũ trí thức.

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ, đào tạo còn thấp, do đó, chưa thực sự khuyến khích sự nỗ lực, cống hiến của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Một bộ phận trí thức chưa thực sự tâm huyết với nghề, ít đầu tư thời gian cho việc học tập, nghiên cứu nên việc tiếp thu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác chuyên môn còn hạn chế.

Theo ông Phấn để tiếp tục triển khai và thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 48-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng tốt hơn, trước tiên chúng tôi cần tổ chức tốt việc học tập, quán triệt Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nhằm tạo được nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Liên hiệp Hội trong tình hình mới. Từ đó, tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền để củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên.

Hai là thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, từ đó, rút ra những mặt mạnh, mặt yếu, việc làm được và chưa làm được để đề ra các nội dung, giải pháp lãnh, chỉ đạo cụ thể, thiết thực, kịp thời.

Tiếp đến là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội; thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức gặp mặt, đối thoại, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo kỹ thuật, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội... để tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức.

Phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội trí thức chuyên ngành cùng cấp thông qua các chương trình, dự án cụ thể là một trong những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động này; từ đó, đề cao hơn nữa vị trí, vai trò của tổ chức Liên hiệp Hội, ông Phân cho biết.

Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Liên hiệp Hội là rất lớn, phải tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện và các hội chuyên ngành; nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động và thu hút đông đảo các tổ chức thành viên tham gia Liên hiệp Hội. Nghiên cứu thành lập các loại hình tổ chức phù hợp theo quy định của pháp luật để thu hút trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là trí thức có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ lãnh đạo có phẩm chất chính trị tốt, tận tụy với công tác hội, am hiểu công tác vận động trí thức. 

Chủ động đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội; chủ động tham mưu, đề xuất những vấn đề lớn trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách phát triển địa phương; phản biện, giám định các chương trình, dự án, đề án lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo... để cung cấp các luận cứ khoa học nhằm nâng cao chất lượng các đề án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Liên hiệp Hội, chúng tôi tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 48-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đến các cấp, ngành, tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức trong toàn tỉnh. Liên hiệp Hội cần xây dựng chương trình cụ thể để phấn đấu trở thành tổ chức vững mạnh; có kế hoạch củng cố, phát triển các hội viên, khuyến khích phát triển tổ chức khoa học và công nghệ trong các thành phần kinh tế, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần có chương trình, kế hoạch trong việc tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức phục vụ cho sự phát triển, trước hết là công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội. Lắng nghe ý kiến xây dựng của giới trí thức; tạo điều kiện để đội ngũ trí thức tham gia phản biện các chương trình, dự án phát triển của tỉnh, ngành, địa phương. Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, các ngành, địa phương phải gắn với việc sử dụng, bố trí vị trí làm việc phù hợp với đội ngũ trí thức.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Liên hiệp Hội. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các cơ quan chuyên trách của cấp ủy, chính quyền và thực hiện đồng bộ các chính sách đối với Liên hiệp Hội. 

Nâng cao năng lực, trình độ, khả năng làm chủ công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Liên hiệp Hội và các Hội thành viên phải đổi mới trong hoạt động, nhất là gắn hoạt động của Hội với sản xuất, đời sống của nhân dân; thực hiện cơ chế liên kết giữa nhà khoa học - nhà nông - doanh nghiệp - nhà nước.

Đổi mới phương thức tập hợp, quản lý đội ngũ trí thức phù hợp với từng đối tượng, ngành, lĩnh vực; đề cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và sử dụng đội ngũ trí thức. Nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Liên hiệp Hội trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết, phát huy đội ngũ trí thức; liên kết các Hội và tổ chức thành viên của Hội. Hoàn thiện cơ chế để các tổ chức thành viên triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, phản biện, giám định xã hội về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua hoạt động của các nhóm chuyên gia, hội đồng khoa học và các buổi sinh hoạt học thuật, diễn đàn khoa học.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp về vai trò, vị trí, nhiệm vụ chính trị của Liên hiệp Hội cũng như đội ngũ trí thức tỉnh thông qua việc đề cao trách nhiệm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, có chính sách ưu đãi về thu nhập, điều kiện làm việc, sinh hoạt... Thường xuyên quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ trí thức; tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại với trí thức và các tổ chức của trí thức về những vấn đề cốt lõi, quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Bài: HT

Xem Thêm

Tin mới